Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030: Phải phù hợp thực tế

VHO- Kế hoạch Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 phải chi tiết, sát với tình hình thực tế để việc triển khai phải thực sự có hiệu quả. Trong đó cần chú ý tới nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình cũng như sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cấp, các ngành.

Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030: Phải phù hợp thực tế - Anh 1

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu chỉ đạo buổi làm việc. Ảnh : NGUYỄN SƠN

Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy tại buổi làm việc với Vụ Gia đình về triển khai xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Nhiều khó khăn tồn tại

Trong Báo cáo Tổng kết Chiến lược phát triển gia đình đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ số 293/BC-BVHTTDL, Bộ VHTTDL đã nêu ra những mặt tồn tại, hạn chế trong kết quả thực hiện một số mục tiêu, chỉ tiêu còn thấp, chưa đồng đều. Việc thu thập, tổng hợp, lượng hóa một số chỉ tiêu gặp nhiều khó khăn. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể còn chưa thực sự quan tâm đến công tác gia đình cũng như việc tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 cũng như các văn bản về công tác gia đình. Báo cáo cho rằng, việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược còn lúng túng, chưa đề ra được biện pháp cụ thể, chưa thật sự coi trọng công tác gia đình, còn cho đó là việc riêng của ngành Văn hóa; Kinh phí cấp cho công tác gia đình còn hạn hẹp, chủ yếu là lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xã hội. Công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh, huyện tới cơ sở chưa thường xuyên, liên tục.

Báo cáo Tổng kết Chiến lược phát triển gia đình đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng chỉ rõ, hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình trong thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 tại một số địa phương chưa tích cực. Công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo vàcác cấp, các ngành thiếu chặt chẽ. Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu. Công tác chỉđạo, kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, chủyếu làphối hợp tổchức hoạt động tuyên truyền. Nguồn lực đầu tưcho công tác gia đình còn hạn chế, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình chưa cao; chế độ bồi dưỡng cho lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên chưa được xác lập, kinh phíđầu tưcông tác gia đình chưa đáp ứng nhu cầu triển khai nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về gia đình còn hạn chế, thiếu tài liệu tập huấn, tài liệu truyền thông vàđội ngũ báo cáo viên. Dẫn đến nhiều gia đình chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình; hiểu biết pháp luật ởcác địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân chưa tiếp cận vànắm bắt được các chủ trương, chính sách về công tác gia đình, PCBLGĐ; chưa nhận thức được vai trò của gia đình trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc cũng nhưphát triển xã hội. Và một trong những bất cập vẫn diễn ra hiện nay, đó là tình hình bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra khá phức tạp ở một số địa phương. Ngoài một số vụ bạo lực gia đình đã được phát hiện, xử lý, vẫn còn bạo lực diễn ra trong nhiều gia đình nhưng chưa được phát hiện, giải quyết kịp thời.

Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030: Phải phù hợp thực tế - Anh 2

 Áp phích cổ động hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam 28.6

Sẽ mời các chuyên gia vào Tổ biên tập

Theo lộ trình trong Kế hoạch Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Bộ VHTTDL sẽ thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và các chuyên gia tham gia xây dựng Chiến lược. Triển khai các hoạt động hỗ trợ xây dựng khung Chiến lược, văn bản Chiến lược và các Chương trình đảm bảo mục tiêu chung là xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững. Tổ chức các hội thảo, tham vấn chuyên gia, xin ý kiến ở cấp trung ương và địa phương về dự thảo các văn bản Khung Chiến lược, Chiến lược, các Chương trình. Xây dựng, hoàn thiện Chiến lược, các Chương trình, các văn bản trình Bộ trưởng, hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự kiến vào tháng 9 - 10.2021.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy yêu cầu Vụ Gia đình cần mời các chuyên viên cao cấp, chuyên gia, chuyên viên đầu mối của các đơn vị chức năng của các cấp tham gia vào Tổ biên tập xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 để có thể đưa ra những nội dung sát thực tiễn của công tác gia đình. Ban soạn thảo, Tổ biên tập khi được thành lập cũng cần thực hiện nghiêm túc quy trình xin ý kiến từ các chuyên gia trong công tác gia đình, cán bộ chuyên trách công tác gia đình. Thứ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 đặc biệt chú ý tới việc nghiên cứu rà soát điều chỉnh các nội dung cho phùhợp thực tế, đặc biệt là việc ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. 

 THÚY HIỀN – NGUYỄN SƠN

Ý kiến bạn đọc