Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

08 Tháng Mười Hai 2023

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8

Thứ Bảy 09/09/2023 | 09:00 GMT+7

 

VHO - Ngày 9.9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo phiên họp

Dự Phiên họp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội…

Theo chương trình phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận một số nội dung chính: Tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm (2021–2025); các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phiên họp hôm nay rất quan trọng. Khác với các phiên họp khác, ngoài việc thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 9 và đến cuối năm 2023, Chính phủ còn đồng thời cho ý kiến về các tờ trình, báo cáo quan trọng trình Bộ Chính trị, Trung ương và Quốc hội (trong đó có các báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội, đầu tư công, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025).

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã đi qua 8 tháng-2/3 thời gian của năm 2023 trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Hậu quả của dịch Covid-19 còn kéo dài; cạnh tranh chiến lược gia tăng; xung đột tại Ukraine còn phức tạp. Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng giảm, lạm phát có chững lại nhưng neo ở mức cao, phục hồi chậm, cả tổng cung và tổng cầu khó khăn. Nhiều thị trường lớn của Việt Nam đều gặp khó khăn về tăng trưởng. Nguồn cung dầu thô thu hẹp, giá tăng cao. Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp, hiện tượng El Nino gây nắng nóng kỷ lục tại nhiều nơi và gia tăng nguy cơ mất an ninh lương thực của nhiều quốc gia.

Ở trong nước, nền kinh tế chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài (nhất là thị trường xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng, đầu tư, tiền tệ, tài chính…) và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn. Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, là nền kinh tế đang chuyển đổi, có độ mở cao, quy mô còn khiêm tốn, khả năng thích ứng, sức chống chịu có hạn, nên một biến động nhỏ bên ngoài có thể gây tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ cùng các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; vừa triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Nhờ đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi được kiểm soát tốt. Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, hội nhập, đối ngoại được thúc đẩy và mở rộng với nhiều sự kiện ngoại giao sôi động, nhiều nước muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam, vai trò, vị thế, uy tín của đất nước ngày càng được nâng lên.

Nhìn chung 8 tháng, kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tạo đà đạt kết quả cao hơn trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp; thị trường bất động sản có khởi sắc nhưng còn khó khăn; những vấn đề liên quan tới các dự án thua lỗ, các ngân hàng yếu kém; lĩnh vực da giày, dệt may đã có đơn hàng nhiều hơn nhưng tăng trưởng công nghiệp vẫn có khó khăn; tiếp cận tín dụng khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp...

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ, đánh giá khách quan, sát thực tiễn, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm, nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới, đề xuất các  nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chỉ đạo, điều hành tốt hơn trong tháng 9, những tháng còn lại của năm 2023 và thời gian tới, với tinh thần là kết qủa năm 2023 phải cao hơn năm 2022 như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

TÙNG QUANG; ảnh: NHẬT BẮC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Mười Hai 2023»
T2T3T4T5T6T7CN
27
28
29
30
1
2
3
4
5
6
7
8910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2023 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top