Hội nghị Thương hiệu 2022: Sức bật trên nền tảng số

VHO- Chiều qua 27.10, tạp chí Forbes Việt Nam (ấn phẩm của Báo Văn Hóa) tổ chức Hội nghị Thương hiệu 2022 thường niên, nhằm cung cấp những xu hướng mới nhất về xây dựng thương hiệu, các cách thức tiếp thị mới, cách thức sử dụng sức mạnh dữ liệu để bắt kịp tốc độ thay đổi của người dùng trong cạnh tranh trên không gian số.

Hội nghị Thương hiệu 2022: Sức bật trên nền tảng số - Anh 1

 Vinh danh 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu năm 2021

 Đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm thay đổi nhanh chóng hành vi của người tiêu dùng, việc giao tiếp trên không gian số nhiều hơn, mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn, nhạy cảm hơn về giá, ưu tiên các sản phẩm thiết yếu, quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố sức khỏe… Thực tế này là thách thức lớn cho các nhãn hàng vừa phải thích ứng, định hình lại chiến lược xây dựng thương hiệu, vừa thay đổi cách kết nối với khách hàng. Các thương hiệu lâu năm đứng trước sức ép sáng tạo để giữ chân khách hàng trong khi các thương hiệu non trẻ hơn với tư duy cởi mở đang sử dụng nền tảng số để rút ngắn cách biệt.

Vậy thì doanh nghiệp cần hành động ra sao khi người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm, cân nhắc chi tiêu và hướng tới các kênh mua sắm hiện đại? Với chủ đề trình bày Vẽ chân dung mới về khách hàng, bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng NielsenIQ Việt Nam đãphác thảo chân dung khách hàng với các thói quen và hành vi tiêu dùng mới. Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đãlàm thay đổi một cách ngoạn mục hành vi tiêu dùng của khách hàng. Ngoài những phiên bản đời thực, các doanh nghiệp còn cần nghiên cứu cả “phiên bản số” của khách hàng, đó là những hành vi, phản ứng, tương tác của họ trên không gian số hiện nay.

Theo khảo sát, đến quý IV năm 2021 đãcó 75% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng thanh toán bằng điện thoại thông qua các nền tảng như Momo, Zalo Pay, Shoppe Pay… Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp hiện nay phải quan tâm, để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn thông tin này thì cũng có những rủi ro nhất định, bởi bỏ qua hành vi khách hàng ở đời thực và bối cảnh lúc mua hàng, có nhiều sự thay đổi từ online đến offline thì doanh nghiệp đó sẽ có phần yếu thế hơn. Theo bà Đặng Thúy Hà, một thương hiệu mạnh, việc tiếp cận đến khách hàng càng dễ dàng và nhanh chóng hơn, chính vì thế việc xây dựng thương hiệu là điều vô cùng cần thiết và quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Mỗi một thương hiệu thường đưa ra “lời hứa” qua hoạt động truyền thông, nhưng để thương hiệu mạnh, doanh nghiệp đó phải hoàn thiện đúng “lời hứa” của mình, đó chính là chiến lược đúng đắn nhất.

Rõ ràng, thương mại điện tử dần chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng, ước tổng giá trị hàng hóa mua sắm (GMV) trực tuyến tại Việt Nam đạt 39 tỉ USD năm 2025. Điều này đòi hỏi tư duy mới về công nghệ và chiến lược xây dựng thương hiệu. Trình bày Hành trình điểm chạm - Quản trị chiến lược e-commerce bằng dữ liệu, ông Nguyễn Anh Hòa, sáng lập và CEO YouNet Group đãchia sẻ về cách thức sử dụng sức mạnh dữ liệu để bắt kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng của thương mại điện tử, không chỉ trong việc hiểu nhu cầu khách hàng mà còn để cạnh tranh trên không gian số. Ông Nguyễn Anh Hòa nhận định: “Với thương mại điện tử, dữ liệu không chỉ là một công cụ mà là một lợi thế cạnh tranh của các nhãn hàng”. Theo đó, các nhãn hàng ngày càng đổ bộ nhiều lên sàn thương mại điện tử, cho thấy họ đãvà đang rất chủ động trong việc tiếp cận đầy đủ nhu cầu của người mua. Và “vũkhí” trong tay phần lớn nhãn hàng chỉ có dữ liệu về chính mình. Trong khi đó, việc phân tích data sẽ giúp nhãn hàng mở ra kênh doanh thu mới, điều mà nhãn hàng nào cũng rất mong muốn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có “đồng minh” tốt có khả năng và kinh nghiệm trong làm dữ liệu, như: Độ phủ rộng, data track sâu, thu được lượng data lâu dài và nhanh, có khả năng đưa ra được những phân tích đúng và hành động thiết thực.

Và để giữ gìn đặc tính thương hiệu, quan điểm và kinh nghiệm chinh phục người tiêu dùng, nắm bắt hành vi khách hàng trong bối cảnh kết nối thương hiệu và khách hàng đãthay đổi sau đại dịch, các cách thức đãđược các diễn giả chia sẻ tại phiên thảo luận Xây dựng câu chuyện thương hiệu của riêng mình. Theo ông Nguyễn Tiến Huy, CEO Pencil Group, xây dựng nên một thương hiệu giống như việc trồng cây cần có “hạt giống” đó là những giá trị văn hóa doanh nghiệp, cốt lõi để hướng đến khách hàng, để rồi từ đó cần phải có “dinh dưỡng” để duy trì thương hiệu ấy một cách dài lâu. Là một trang mạng xãhội mới, tuy nhiên Tiktok đãvà đang chứng minh được sức mạnh tươi trẻ của mình khi nhanh chóng sánh tầm cùng các “anh lớn”, đây cũng là nơi nhiều nhãn hàng đang hướng đến để định vị thương hiệu của mình.

Bên cạnh đó, một trong những xu hướng tiếp thị hiện nay cũng vô cùng phổ biến chính là tiếp thị thông qua người ảnh hưởng tới xãhội, cộng đồng. Phương thức tiếp thị này đang được các doanh nghiệp chọn làm chiến thuật để thu hút khách hàng tiềm năng, trong đó có các “công dân thế hệ số”, nhóm dân số sẽ chiếm 40% tổng lượng tiêu dùng của Việt Nam vào năm 2030. Nghệ sĩ Tóc Tiên cũng đãchia sẻ về câu chuyện cá nhân trong hành trình xây dựng thương hiệu bản thân và hợp tác với các nhãn hàng qua chủ đề Vị đại sứ thương hiệu.

Cũng trong dịp này, Forbes Việt Nam đãvinh danh 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu năm 2021 và 25 thương hiệu F&B dẫn đầu năm 2022. 

HỒNG HẠNH - LÊ HOÀN

Ý kiến bạn đọc