Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Trao truyền làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ

Thứ Ba 25/10/2022 | 11:34 GMT+7

VHO- Dân ca ta lêu, ca chòi và văn hóa chiêng ba là một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Hrê ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi). Trước nguy cơ làn điệu dân ca này dần mai một, chính quyền địa phương và người dân đang tích cực bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ trẻ. 

Quang cảnh lớp truyền dạy dân ca của đồng bào Hrê

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Hrê, Phòng VHTT huyện Ba Tơ đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho bà con nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ là người dân tộc thiểu số để có cơ hội được trao đổi, học hỏi trong thể hiện tiếng nói, giọng hát cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Chị Phạm Thị Bé ở xã Ba Vinh (Ba Tơ) tích cực tham gia đầy đủ các buổi học, chị cảm nhận được nét độc đáo trong làn điệu dân ca của đồng bào mình nên rất hăng say tập luyện. Tuy chưa hiểu hết ý nghĩa của từng bài hát nhưng chị cảm thấy hay và rất cuốn hút. “Sau khi tham gia lớp truyền dạy này bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự, vì đã góp phần vào việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê. Tôi sẽ phải cố gắng học các điệu hát ta lêu, ca choi và học được cách đánh cồng chiêng”, chị Bé bày tỏ. 

Hướng dẫn đánh nhạc cụ truyền thống chiêng ba 

Tại nhà văn hóa thôn Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ), 54 học viên nam, nữ, người đồng bào Hrê cùng nhau học dân ca, dân nhạc, sử dụng nhạc cụ truyền thống.  Lớp học do Nhạc sĩ Phạm Minh Đát, Phó Trưởng Phòng Quản lý văn hóa – Sở VHTTDL tỉnh và các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm ở địa phương đứng ra truyền dạy và chỉ bảo một cách tận tình.
Theo nghệ nhân Phạm Văn Say ở xã Ba Thành (Ba Tơ), hát dân ca là một hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng. Khi hát, đồng bào sử dụng ngôn ngữ dân tộc và trang phục truyền thống, không chỉ tạo được nét văn hóa đặc trưng, mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi người tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình. Nghệ nhân Say trăn trở khi các phương tiện thông tin hiện đại ra đời, lớp trẻ không còn mấy ai hiểu và hát được các làn điệu dân ca của dân tộc mình, do vậy khi lớp học truyền dạy dân ca, dân nhạc truyền thống của đồng bào Hrê được tổ chức, các nghệ nhân ở đây rất vui mừng, tích cực truyền dạy cho các học viên. “Tôi rất vinh dự, vui mừng vì Đảng, nhà nước quan tâm, mở lớp truyền dạy cho lớp trẻ, để họ biết được sau này lưu giữ, truyền đạt lại cho thế hệ mai sau. Đồng bào Hrê thường dùng làn điệu dân ca trong ngày Tết, lễ hội cúng theo phong tục tập quán, người đi làm nương đi làm về sau một ngày mệt mỏi, giải trí, uống rượu cần, đánh chiêng, hát ta lêu, ca choi. Vì vậy, việc truyền dạy dân ca cũng là trách nhiệm của thế hệ như tôi”, nghệ nhân Say bộc bạch. 

Nhạc sĩ Phạm Minh Đát, Phó Trưởng Phòng Quản lý văn hóa – Sở VHTTDL tỉnh đang truyền dạy cho học viên về dân ca, dân nhạc của đồng bào Hrê

Không khí học dân ca sôi nổi, theo đó, những bài hát tiêu biểu của đồng bào Hrê như hát ca ngợi về quê hương, Bác Hồ, bộ đội, tình đoàn kết các dân tộc anh em, ca ngợi về cuộc sống mới, tinh thần lao động sản xuất và tình yêu đôi lứa, ru con… được các bạn trẻ thực hiện một cách mượt mà, đằm thắm. Ngoài việc dạy dân ca, thầy dạy và nghệ nhân còn chỉ cách nghe, hiểu về những tiết tấu, nhịp điệu cồng chiêng và các loại nhạc cụ đi kèm với những làn điệu dân ca truyền thống. Phó Trưởng Phòng Quản lý văn hóa - Sở VHTTDL tỉnh Phạm Minh Đát cho biết, tham gia lớp truyền dạy dân ca hát ta lêu, ca choi và nghệ thuật trình diễn chiêng ba dân tộc Hrê góp phần bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, làn điệu dân ca, dân nhạc Hrê nói riêng. “Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy, ở mỗi địa phương từ cấp tỉnh, xã, thôn, làng đều phải có những chương trình cụ thể như truyền dạy, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lan tỏa trong đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là phục vụ khách du lịch”.

Đội múa cồng chiêng ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ

Những năm qua, huyện Ba Tơ đã phối hợp với Sở VHTTDL thường xuyên tổ chức mở các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc và sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc Hrê. Ông Lữ Đình Tích – Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: “Đối với các làn điệu ta lêu, ca choi của người Hrê vẫn được duy trì và bảo tồn, huyện đã liên hệ với Sở VHTTDL mời các nghệ sĩ có kinh nghiệm để truyền dạy. Bằng những hoạt động cụ thể, lớp trẻ ở vùng cao Ba Tơ đã nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, để những giá trị văn hóa truyền thống của người Hrê nơi đây luôn được phát huy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống cộng đồng”.

NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top