Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bộ VHTTDL sẽ đồng hành cùng Hội Nhà văn và những cây bút trẻ để gặt hái thành quả xứng đáng trên “cánh đồng chữ nghĩa”

Thứ Bảy 18/06/2022 | 15:00 GMT+7

VHO-Sáng 18.6 tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X với chủ đề Vì sao chúng ta viết? Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh. Đặc biệt Hội nghị có sự góp mặt của hơn 100 đại biểu là các nhà văn lão thành, các nhà văn trẻ đến từ tất cả các vùng, miền trong cả nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng và các đại biểu dự Hội nghị

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư cho hai đại biểu đặc biệt: tác giả Vũ Đức Nguyên (Vũ Nguyên) sinh năm 1991 sinh ra thiệt thòi hơn người khác với cơ thể khiếm khuyết nhưng mang một trái tim đẹp và đầy khát vọng; tác giả trẻ Trần Phú Minh Anh (15 tuổi) là đại biểu trẻ nhất đến từ TP.HCM. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi quà tới tất cả đại biểu dự Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X. Đó là chiếc đồng hồ để trên bàn làm việc của những người cầm bút, với kỳ vọng họ sẽ tiếp tục sứ mệnh làm chủ nền văn học đương đại.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tặng hoa động viên và chúc mừng Vũ Đức Nguyên với lời chia sẻ ân cần, sâu sắc, động viên cây bút trẻ vượt khó khăn trên con đường sáng tác, thể hiện mình, đồng thời tiếp thu, lắng nghe nhiều chia sẻ của những nhà văn trẻ. “Công việc của các nhà văn, nhà văn hóa nghệ thuật thầm lặng hơn. Kết quả lao động sáng tạo của họ khó được nhìn thấy ngay như nhiều ngành nghề khác, nhiều khi giá trị phải nhiều năm sau mới nhìn thấy được”, Phó Thủ tướng động viên.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tặng hoa động viên và chúc mừng nhà thơ trẻ Vũ Đức Nguyên

Tập trung tại  Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ X năm 2022, các tác giả ở độ tuổi từ 20 - 30 tuổi chiếm đa số, là những cây bút viết đều và viết khỏe. Trong đó có thể kể đến một số tác giả trẻ nhưng đã có nhiều đóng góp nổi bật, tạo dấu ấn riêng trong lòng độc giả như: Vũ Đức Anh (28 tuổi) với 4 cuốn tiểu thuyết; Huỳnh Lê Triều Vũ (25 tuổi) đã xuất bản 9 đầu sách gồm thơ, truyện ngắn, tùy bút, khảo cứu; Phạm Minh Quân (28 tuổi) có 5 đầu sách dịch; Pháp Dương (26 tuổi) có 3 tập truyện ngắn in riêng, 3 tập truyện ngắn in chung; Trác Diễm (33 tuổi) đã xuất bản 3 tiểu thuyết và 3 tập truyện ngắn; Vũ Thị Huyền Trang (35 tuổi) đã xuất bản 11 tập truyện ngắn và tùy bút; Nguyễn Bình (20 tuổi) sinh viên đang du học tại Mỹ đã dịch kiệt tác truyện Kiều sang tiếng Anh và được nhiều nhà văn, dịch giả ở Mỹ đánh giá rất cao... Trong đội ngũ những tác giả dưới 35 tuổi của cả nước, các cây bút trẻ dân tộc thiểu số như Vàng A Giang dân tộc Mông ở Lào Cai, Kiều Maily dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, H'Xíu H'Mok dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk, Ksor H’Yuên dân tộc Gia Rai ở Gia Lai, Pơloong Plenh dân tộc Ka Tu ở Quảng Nam... cũng đem đến những sắc thái văn chương sáng tạo, nổi bật. 

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị

Trong không khí tụ họp đầm ấm, thân tình của Hội nghị, giữa những cây bút trẻ đang nỗ lực trưởng thành, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã gửi tới Hội nhà văn, những tác giả lão thành và cả những tác giả trẻ lời chúc mừng tốt đẹp nhất, qua đó động viên, cam kết Bộ VHTTDL sẽ đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất để ngày càng có nhiều tác phẩm chất lượng, sống mãi với thời gian. Trên cương vị là cơ quan quản lý văn hóa, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, rất cần hiểu đúng, hiểu sâu về lĩnh vực tinh tế này để từ đó có cách tiếp cận và ứng xử phù hợp xứng đáng đối với tác phẩm văn học. 

...Bộ VHTTDL sẽ đồng hành, tạo điều kiện cho Hội Nhà văn và những cây bút trẻ được lao động và gặt hái thành quả xứng đáng trên “cánh đồng chữ nghĩa”, tạo sự nghiệp sáng tác bền vững, để ra đời những tác phẩm chất lượng sống mãi với thời gian qua 3 giải pháp:

Thứ nhất, cần thiết phải tạo cơ sở, hành lang pháp lý thuận lợi và động lực cho các nhà văn, cụ thể, Bộ VHTTDL đã báo cáo Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định về hoạt động văn học nghệ thuật để tạo điều kiện tốt nhất cho người cây bút sáng tác, phục vụ công chúng. Thời gian qua Bộ VHTTDL cũng đã giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ động làm việc với Hội nhà văn để lắng nghe, tiếp thu ý kiến, qua đó  đi đến tiếng nói chung để cùng bắt tay hành động, tiến tới mục tiêu đáp ứng được một phần yêu cầu trong khuôn khổ quản lý nhà nước.

Thứ hai, trên cơ sở kiến tạo về chính sách, đồng hành, Bộ VHTTDL cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội Nhà văn cùng hành động thiết thực theo hướng đi từ dễ tới khó, giải quyết từ vấn đề đơn giản đến vấn đề phức tạp, làm việc nào chắc việc nấy. Bộ VHTTDL đã bàn với Hội Nhà văn về việc duy trì các trại sáng tác, nâng cấp, mở rộng quy mô trại sáng tác,  xây dựng cho được giải thưởng văn học quốc gia để ghi nhận, tôn vinh đồng thời tìm kiếm các cây bút tài năng.

Thứ ba, trong quá trình phối kết hợp phải khẩn trương hiện thực hóa Đề án về nâng cao năng lực sáng tạo lý luận, phê bình văn học giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhanh chóng tổ chức thực hiện trong thời gian tới...”. 

(Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: “Mỗi một tác phẩm văn học là công sức và nỗ lực mà nhà văn đã ngày đêm hình thành trên “cánh đồng nghệ thuật”. Điều đó làm chúng ta  ý thức sâu sắc hơn về vấn đề tự do sáng tác và điều kiện sống còn để tạo ra một giá trị đích thực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý văn hóa hiện nay cần phải hết sức tôn trọng những quy luật riêng biệt, quy luật của sự tác động văn hóa và nghệ thuật trong đời sống xã hội để có cách nhìn và cách quản lý tốt hơn. Chúng ta cần chia sẻ công việc có tính chất đặc thù của nhà văn, bởi vì sáng tác văn học là sự dấn thân, thực hiện trách nhiệm cao quý của nhà văn đối với xã hội. Khi đó nhà văn viết không chỉ phục vụ cho chính họ mà còn viết để phụng sự cho dân tộc, phục vụ cộng đồng”.

Nhiều cây bút trẻ đã khẳng định được vị trí của mình trong làng văn

Đánh giá cao tầm quan trọng của văn học trong việc làm dày thêm nền tảng văn hóa xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh đến chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của văn học, và để thực hiện chức năng đó không hề đơn giản. Các thế hệ nhà văn từ thời kỳ này đến thời kỳ khác đều đang còn nỗ lực dấn thân để nhằm  tạo ra các tác phẩm văn học có giá trị, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 

Hội nghị có sự góp mặt của cả những cây bút trẻ lẫn những cây bút đã trưởng thành

Chúc mừng  những kết quả hết sức nổi bật của văn học nước nhà trong thời gian qua được Đảng, Nhà nước ghi nhận, nhân dân tôn vinh, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nêu ra một số vấn đề trăn trở thông qua đánh giá nhận dịnh của Đại hội XIII của Đảng. Cụ thể là đời sống văn hóa tinh thần của một số địa phương đang còn đơn điệu, khoảng cách hưởng thụ văn hóa chưa được rút ngắn, chưa có nhiều tác phẩm văn học có giá trị cao. “Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức vào tháng 11,2021 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần đề cập đến nội dung: Vì sao đang thiếu vắng những tác phẩm văn học có giá trị cao? Và làm gì để có được những tác phẩm đó? Đây là trách nhiệm mà những người viết văn trẻ cần phải khắc phục khó khăn”, Bộ trưởng dẫn chứng. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã cam kết Bộ VHTTDL sẽ đồng hành, tạo điều kiện cho Hội Nhà văn và những cây bút trẻ được lao động và gặt hái thành quả xứng đáng trên “cánh đồng chữ nghĩa”, tạo sự nghiệp sáng tác bền vững, để ra đời những tác phẩm chất lượng sống mãi với thời gian qua 3 giải pháp:

Thứ nhất, cần thiết phải tạo cơ sở, hành lang pháp lý thuận lợi và động lực cho các nhà văn, cụ thể, Bộ VHTTDL đã báo cáo Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định về hoạt động văn học nghệ thuật để tạo điều kiện tốt nhất cho người cây bút sáng tác, phục vụ công chúng. Thời gian qua Bộ VHTTDL cũng đã giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ động làm việc với Hội nhà văn để lắng nghe, tiếp thu ý kiến, qua đó  đi đến tiếng nói chung để cùng bắt tay hành động, tiến tới mục tiêu đáp ứng được một phần yêu cầu trong khuôn khổ quản lý nhà nước.

Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X là cơ hội để các cây bút trẻ trên cả nước giao lưu học hỏi

Thứ hai, trên cơ sở kiến tạo về chính sách, đồng hành, "Bộ VHTTDL cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội Nhà văn cùng hành động thiết thực theo hướng đi từ dễ tới khó, giải quyết từ vấn đề đơn giản đến vấn đề phức tạp, làm việc nào chắc việc nấy", Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ VHTTDL đã bàn với Hội Nhà văn về việc duy trì các trại sáng tác, nâng cấp, mở rộng quy mô trại sáng tác,  xây dựng cho được giải thưởng văn học quốc gia để ghi nhận, tôn vinh đồng thời tìm kiếm các cây bút tài năng. 

Thứ ba, "trong quá trình phối kết hợp phải khẩn trương hiện thực hóa Đề án về nâng cao năng lực sáng tạo lý luận, phê bình văn học giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhanh chóng tổ chức thực hiện trong thời gian tới” , Bộ trưởng khẳng định.

Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi của các cây bút trẻ trên cả nước về công việc viết văn, đồng thời là dịp để Hội Nhà văn Việt Nam lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiểu được những người trẻ đang viết gì, có thái độ và trách nhiệm như thế nào với việc cầm bút, từ đó, Hội Nhà văn Việt Nam, thế hệ đi trước có thể trợ giúp, đồng hành với họ trên chặng đường sáng tác nhằm đóng góp cho sự phát triển của văn học nước nhà.  Trong khuôn khổ hội nghị, có hai hội thảo thơ và văn xuôi, tập trung bàn về thái độ và trách nhiệm, lương tâm của người cầm bút với cuộc sống, xã hội và trả lời câu hỏi “Vì sao chúng ta viết”;  tọa đàm “Văn học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Bên cạnh đó, các đại biểu còn thăm, tặng quà thầy trò Trường Hy Vọng - nơi nuôi dạy các em nhỏ mồ côi sau đại dịch Covid-19; đi thực tế tại địa phương và tham gia gala thơ, nhạc…

NGỌC HÀ; ảnh: NGỌC DIÊN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top