Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Từ “tích hợp” đến “tự chọn”…

Thứ Hai 25/04/2022 | 10:33 GMT+7

VHO-  Karl Marx từng nói: “Chỉ có một môn khoa học là Khoa học Lịch sử” với hàm ý: Bất cứ sự vật nào cũng có quá trình hình thành và phát triển của nó, đó là lịch sử, và phải hiểu biết quá trình đó mới nghiên cứu được một sự vật cụ thể ở thời điểm cụ thể, đó là “Phương pháp luận Sử học”. Trong hoàn cảnh mới giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân đô hộ, hơn 90% người dân mù chữ, để có thể đứng lên bảo vệ nền độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Dân ta phải biết sử ta” vì Người hiểu rất rõ khi đã “tường gốc tích nước nhà Việt Nam” thì đó là sức mạnh vô song, có thể đánh bại bất kỳ kẻ xâm lược nào…

 

 Cách đây không lâu, Bộ GD&ĐT đã có ý định “tích hợp” môn Lịch sử vào các môn học khác, lúc đó dư luận xã hội đã có nhiều ý kiến phản biện. Có người cho rằng, làm như thế khác gì “chẻ nhỏ” cây cột trụ to nhất để ghép vào các cây cột khác, sẽ làm cho ngôi nhà kém vững chắc hơn. Đến nay, nếu đưa môn Lịch sử vào dạng tự chọn ở tổ hợp Khoa học xã hội (cấp THPT) thì lại giống như biến cột trụ lớn nhất thành cột thường, có cũng được mà không có cũng chẳng sao!

Theo cách giải trình của Bộ thì môn Lịch sử đã được học cơ bản ở THCS, đến THPT là môn “tự chọn” vì cấp học này HS phải định hướng nghề nghiệp; tức là, môn Lịch sử ở THCS đã đủ cho phần “nền” để THPT có thể “dựng cột, xây tường” (?) Tuy nhiên, người viết cho rằng, cách lý giải này chỉ là phần “định lượng” mà chưa thực sự chuẩn xác về phần “định tính”, vì khả năng hiểu sử của lứa tuổi THCS còn rất hạn chế, các em chỉ “nhớ” sự kiện là chính. Khi lên THPT, não bộ của các em đã phát triển hơn, do đó việc tiếp tục học môn Lịch sử phải được nâng cao hơn về phương pháp tư duy Sử học, giống như bồi đắp và thêm “phụ gia” giúp phần “nền” vững chắc hơn để có thể dựng cột và xây tường cao hơn. Cần hiểu giáo dục Khoa học Lịch sử ở trình độ cao hơn không phải là nạp thêm nhiều sự kiện vào chương trình mà là nâng cao hơn về “Phương pháp luận Sử học”, tức là nâng cao khả năng tự hiểu biết, tìm tòi, nghiên cứu về lịch sử, qua đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho các em.

Việt Nam là mảnh đất nhỏ bé nhưng là nơi chứng kiến nhiều nhất sự thất bại của các kẻ thù xâm lược là các cường quốc mạnh nhất từng thời đại. Họ đã phải trả giá cho sự lãng quên lịch sử như thế nào?

Đầu tiên là các thế lực phong kiến phương Bắc: Họ kéo quân sang xâm lược nước ta, bị đánh bại phải bỏ chạy. Nhưng vài đời sau, họ lại kéo quân sang và lại thua đau… chu kỳ thất bại lặp lại, có lẽ vì họ không nhớ lịch sử. Đến thời hiện đại, thực dân phương Tây kéo sang Việt Nam với binh hùng tướng mạnh, nhiều súng nhiều tiền, tưởng sẽ có thể vĩnh viễn biến Việt Nam thành xứ “Đông Pháp” nhưng sau gần 80 năm họ đã đi vào vết xe đổ của phong kiến phương Bắc.

Bài học lịch sử về thất bại của ngoại bang còn nóng hổi… nhưng đế quốc Mỹ tưởng vẫn ngang nhiên đưa quân vào miền Nam Việt Nam với kế hoạch bình định trong vòng 18 tháng, nhưng họ “quên” rằng người phương Bắc đã ngàn năm không làm được điều đó, người Pháp gần trăm năm làm không xong. Kết quả là 5 đời tổng thống và 4 chiến lược thất bại. Và sau 21 năm, người Mỹ cũng phải “tháo chạy” khỏi Việt Nam…

Mong rằng, những người hoạch định chương trình giáo dục sẽ trả lại vị trí trụ cột cho môn Khoa học Lịch sử để bảo vệ giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc. Nhưng quan trọng nhất là phải làm sao để không còn em học sinh nào phải… sợ học môn Lịch sử. 

 TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top