Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Đưa dân ca Chăm vào trường học

Thứ Tư 30/03/2022 | 10:52 GMT+7

VHO-  Ông Nguyễn Huệ Khải, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận cho biết, để phát huy giá trị các làn điệu dân ca Chăm, Sở vừa tổ chức Hội thảo đưa dân ca Chăm vào chương trình dạy âm nhạc tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

 Các điệu dân ca Chăm là “đặc sản” của tỉnh Ninh Thuận

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi và thảo luận nhiều nội dung: Dân ca Chăm được sưu tầm như thế nào; Con đường bảo tồn và lưu giữ nghệ thuật dân ca Chăm trong dòng chảy âm nhạc hiện đại; Sự linh hoạt trong dạy học lồng ghép dân ca Chăm vào môn âm nhạc trong chương trình chính khóa ở trường THCS; Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học dân ca Chăm trong chương trình khối THCS trên địa bàn tỉnh… Văn hóa phi vật thể của đồng bào Chăm rất phong phú và đa dạng với hơn 70 loại hình lễ và hội, trong đó có múa và hát. Nhiều các loại hình dân ca, dân vũ, những bản thánh ca, tráng ca, anh hùng ca… vẫn còn nguyên bản. Các điệu múa, điệu trống trong các lễ hội tín ngưỡng dân gian Chăm được giới thiệu và được công chúng trong và ngoài nước biết đến.

Tuy nhiên, các nhà khoa học, các nhà quản lý về văn hóa và các nghệ nhân đều nhận định, hiện nay điều kiện để thực hành âm nhạc Chăm ngày càng bị thu hẹp, các nghệ nhân Chăm ngày một già yếu và ít đi, trong khi đó lớp trẻ lại thiếu mặn mà với việc kế tục truyền thống văn hóa âm nhạc của dân tộc. Do đó, các giá trị di sản văn hóa các dân tộc Chăm, trong đó có âm nhạc đứng trước nguy cơ mai một là khó tránh khỏi. Do đó, giải pháp các nhà nghiên cứu đưa ra tại hội thảo là đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, tư liệu hóa, nhận diện di sản; truyền dạy và đưa âm nhạc vào trường học; tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá và đề cao di sản, làm cho di sản âm nhạc được phục hồi; đồng thời tạo điều kiện cho nghệ nhân tham gia đóng góp, truyền đạt cho thế hệ trẻ học tập và phát huy.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, cần đưa được âm nhạc dân tộc Chăm trở thành một thể loại âm nhạc phục vụ nhu cầu giải trí chung của xã hội; không nên bó hẹp trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và chỉ phục vụ cho nhu cầu cộng đồng người Chăm. Một giá trị văn hóa sẽ càng có giá trị khi nó đem đến lợi ích cho nhiều người. Vì thế, việc phát huy và đưa các điệu dân ca Chăm vào chương trình dạy âm nhạc tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và mang nhiều ý nghĩa hiện nay. Qua đó vừa bảo tồn phát huy hiệu quả giá trị văn hóa Chăm và giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa Chăm hiện nay.

XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top