Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Lan tỏa "Khát vọng phát triển đất nước" từ Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc" năm 2022

Thứ Sáu 18/03/2022 | 11:24 GMT+7

VHO- Sáng 18.3 tại Hà Nội,  BTC Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022  đã họp công bố những nội dung cụ thể liên quan đến cuộc thi.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là một trong các hoạt động quan trọng nhằm triển khai Đề án “Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ. Từ những kết quả tốt đẹp của cuộc thi năm 2021, Bộ VHTTDL tiếp tục ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022. Theo thông tin từ BTC, cuộc thi lần này sẽ diễn ra với vòng sơ khảo và chung kết. Vòng sơ khảo do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Hội Người mù Việt Nam, các tỉnh/thành, các trường đại học/học viện và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức từ tháng 3 đến ngày 14.7.2022. Vòng chung kết do Bộ VHTTDL tổ chức từ ngày 15.7.2022. Dự kiến, lễ phát động cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày 1.4 tại Hà Nội dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, phát trên Kênh Sách và Trí tuệ Việt (Kênh do Vụ Thư viện quản lý). Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức vào tháng 11.2022 tại thành phố Hà Nội. 

Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện chủ trì buổi làm việc

Với chủ đề "Khát vọng phát triển đất nước", ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 giúp khẳng định vị trí, vai trò, những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong việc nâng cao năng lực của người Việt Nam. Đặc biệt là học sinh, sinh viên trong việc tiếp cận với thông tin và tri thức góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập…

Về nội dung cụ thể, các thí sinh làm bài dự thi theo hai hình thức viết hoặc quay clip và trả lời các câu hỏi theo đề thi mà BTC quy định (các đề thi được quy định riêng cho lứa tuổi học sinh và sinh viên). Một trong những điểm mới của cuộc thi năm nay là ngoài bài viết chia sẻ cảm nhận về các cuốn sách, thí sinh có thể vẽ tranh, sáng tác thơ,  sáng tác kịch… về lan toả tình yêu với văn hoá đọc.

Liên quan đến đề thi, thí sinh tham gia sẽ lựa chọn một trong các đề tuỳ theo đối tượng.

Đối tượng học sinh chọn một trong hai đề:

Đề 1: Chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em đến lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hoá lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước; Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hoá đọc cho bản thân hoặc cộng đồng.

Đề 2: Sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc hội hoạ với thông điệp lan toả tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tình yêu với Tổ quốc.

Đối tượng sinh viên chọn một trong hai đề:

Đề 1: Cảm nhận về một cuốn sách đã đọc và được truyền cảm hứng nâng cao nhận thức, hướng đến lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hoá đọc cho cộng đồng. 

 Đề 2: Sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ) nhằm lan toả tình yêu đọc sách, nuôi dưỡng tâm hồn giàu tính nhân văn, từ đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc; Viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng.

Đại sứ Văn hoá đọc là cuộc thi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong lan toả tình yêu với sách (Ảnh: Vũ Mừng)

Sau quá trình chấm giải, những bài thi xuất sắc nhất sẽ được BTC trao 4 danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu. Ngoài ra, còn có 8 giải A, 16 giải B, 52 giải C, 180 giải khuyến khích, giải chuyên đề… Đối tượng dự thi là người khiếm thị được trao 1 giải bài dự thi xuất sắc nhất.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cuộc thi, bà Chu Thị Thu Hằng (Tổng Biên tập Báo Văn Hoá) cho biết: “Báo Văn Hoá luôn sẵn sàng đồng hành cùng cuộc thi. Mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, cuộc thi cần được truyền thông mạnh mẽ cả trước, trong và sau cuộc thi. Các bài tuyên truyền cần có điểm nhấn. Thực tế qua những lần tổ chức trước, cuộc thi đã nhận được rất nhiều bài thi chất lượng, thậm chí là thú vị. Nếu có thể tuyên truyền thêm về các bài thi, cuộc thi sẽ có sức lan toả hơn”.

Cũng có những đề xuất đóng góp, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản (Bộ TTTT) nhận định, để thuận tiện cho bạn đọc trong việc gửi bài thi, cuộc thi cần đổi mới phương thức tiếp cận. Không nhất thiết thí sinh chỉ có thể gửi bài qua đường bưu điện, mail, BTC có thể tính đến phương án xây dựng công thông tin riêng để nhận bài. Ngoài ra, cuộc thi cần có được đội ngũ giám khảo chắc chuyên môn, sàng lọc được những bài thi tốt, nâng cao chất lượng cuộc thi.

ĐÌNH TOÁN

 

 

 

 

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top