Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Giá vé tham quan di sản Huế bị “than” quá cao

Thứ Sáu 18/03/2022 | 08:39 GMT+7

VHO-  Nhiều ý kiến của HDV và du khách cho rằng giá vé tham quan di sản Huế đang ở mức cao khiến cho nhiều người phải “cân nhắc” việc tham quan. Trong khi đó, nhiều địa phương khác lại đang đẩy mạnh kích cầu, hỗ trợ và giảm phí tham quan di tích để khôi phục lại du lịch sau đại dịch Covid-19.

 Đoàn gn 600 khách ca công ty Viettours tham quan Đi Ni Huế

Liệu điều này có làm cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế “lỡ nhịp” so với các địa phương, điểm đến du lịch khác trong khu vực?

Cần tách vé gộp

Từ đầu năm nay, giá vé tham quan di sản Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế) công bố để các hãng lữ hành, người dân đến tham quan được nắm rõ. Giá vé được áp dụng chung cho du khách nước ngoài và khách nội địa, tham quan theo điểm di tích gồm: Hoàng cung Huế (Đại Nội và Bảo tàng Cổ vật Cung đình) có giá 200.000 đồng/ người lớn và 40.000 đồng/trẻ em; các di tích lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định với giá vé 150.000 đồng/người lớn/điểm; các lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, điện Hòn Chén, đàn Nam Giao, cung An Định có mức vé 50.000 đồng/người lớn/điểm. Nếu tính vé theo tuyến thì có các mức giá 420.000 đồng, 530.000 đồng, 580.000 đồng/người lớn, tùy theo tuyến gộp các điểm di tích.

Theo nhiều đơn vị lữ hành, dù mức giá này được quy định nhiều năm qua, song lại quá cao so với tình hình chung, đặc biệt là trong bối cảnh đang thực hiện kích cầu phục hồi du lịch hiện nay. Một số hướng dẫn viên cũng phản ánh nhận được các ý kiến từ góp ý đến phàn nàn của du khách về mức giá tham quan di sản Huế. “Nhiều du khách nói rằng chỉ cần đến Đại Nội và chụp ảnh là xem như đã đi Huế, không cần phải đến thêm di tích khác tốn thêm nhiều tiền”, ông Trần Hữu Cửu, Chủ tịch Hội HDV Thừa Thiên Huế kể. Ông Cửu cũng cho rằng, cần tách vé tham quan giữa Đại Nội và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Mới đây, chị Trần Thị Ngọc Trân, một HDV tự do ở Huế có bài viết phản ánh về giá vé và một số bất cập khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế (bán vé gộp Đại Nội Huế và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế). Theo chị Trân, mua vé vào Đại Nội với giá 200.000 đồng (gồm cả Bảo tàng Cổ vật Cung đình), nhưng ai muốn nhận vé vào bảo tàng thì khi mua phải nói với người bán vé chứ người ta không đưa sẵn. Nếu chỉ muốn đi Bảo tàng mà không đi Đại Nội thì cũng phải mua vé với 200.000 đồng, vì vé bán không tách riêng. Tác giả này cho hay, hiện tại Điện Thái Hòa - công trình quan trọng bậc nhất ở Đại Nội đang rào chắn để trùng tu, du khách không được tham quan nhưng lại không có “động thái” giảm giá vé…

 Bo tàng C vt Cung đình Huế, mt trong nhng bo tàng lâu đi Việt Nam

Trước đó tại Hội nghị triển khai công tác năm 2022 của Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, các đơn vị lữ hành cũng đề cập đến vấn đề này. Đồng thời, đã có kiến nghị UBND tỉnh xem xét giảm giá vé tham quan di sản Huế để kích cầu, thu hút lại nguồn khách.

Đơn vị quản lý di tích nói gì?

Trao đổi với Văn Hóa, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết đã nắm được các thông tin về đề xuất, kiến nghị của các đơn vị du lịch về chính sách giá vé tham quan di sản Huế. Hiện nay đơn vị cũng đang phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án giá vé cùng các chính sách mới để báo cáo UBND tỉnh.

Trước đây điểm tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có rất ít khách đến tham quan, mặc dù đây là di tích quan trọng và là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam, là nơi lưu giữ và trưng bày đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về cuộc sống của vương triều Nguyễn. Để quảng bá và giới thiệu bảo tàng đến với du khách, trung tâm đã xây dựng phương án gộp điểm tham quan Đại Nội và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thống nhất chủ trương này, cho phép phát hành vé gộp tuyến Đại Nội- Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế từ ngày 16.4.2013, đến năm 2014 thì giá vé Hoàng cung Huế (gộp 2 điểm nói trên) chính thức được quy định trong Nghị quyết của HĐND tỉnh. Theo lãnh đạo trung tâm này, du khách mua vé tham quan Đại Nội sẽ được phát thêm phiếu tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Tuy nhiên do thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ của một số khâu nên dẫn đến một số du khách chưa, không nhận được phiếu này.

“Sau thời gian thực hiện việc phát hành vé gộp nói trên, đến thời điểm này chúng tôi cũng nhận thấy bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong việc lựa chọn điểm đến tham quan của du khách. Trung tâm đang xây dựng phương án điều chỉnh, đề ra giải pháp khắc phục phù hợp để trình UBND tỉnh trong tháng 3 này”, ông Mai Xuân Minh, Phó Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế thông tin. Ông Minh cũng nói rằng, ngoài xây dựng phương án giá vé mới, đơn vị cũng tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ du khách ở các điểm tham quan di tích. Giám đốc Sở Du lịch Trần Hữu Thùy Giang cho biết, tỉnh đã chỉ đạo trung tâm và các ngành liên quan xây dựng phương án điều chỉnh phí tham quan để phù hợp với kích cầu du lịch hiện nay. Đến nay các phương án đã xong và đang chuẩn bị trình UBND tỉnh. Tuy nhiên không nhất thiết phải giảm giá ở tất cả các điểm tham quan. Một số điểm tham quan đang có công trình trùng tu, có thể kích cầu với việc tăng tần suất, nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật miễn phí… 

 Ly ý kiến d tho Ngh đnh thành lp và hot đng ca Qu bo tn di sn Huế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định việc thành lập và quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế. Dự thảo Nghị định gồm 12 điều, với các nội dung: Phạm vi và đối tượng áp dụng; tên gọi, địa vị pháp lý của Quỹ bảo tồn di sản Huế; nhiệm vụ của quỹ; bộ máy và điều hành; nguồn tài chính; nội dung chi; chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán; báo cáo, phê duyệt quyết toán; thanh tra và giám sát hoạt động; trách nhiệm của các cơ quan; hiệu lực thi hành; tổ chức thực hiện.

Quỹ bảo tồn di sản Huế là quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ. Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ hoạt động theo hình thức biệt phái hoặc kiêm nhiệm tham gia Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và bộ máy điều hành nghiệp vụ. Nguồn tài chính của quỹ là nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không bao gồm ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế); nguồn đóng góp, viện trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu lãi từ tài khoản tiền gửi; và các nguồn hợp pháp khác.

Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Nghị định này.

SƠN THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top