Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Tọa đàm Áo dài Việt Nam - Tôn vinh vẻ đẹp Việt

Thứ Ba 08/03/2022 | 16:10 GMT+7

VHO- Chiều ngày 7.3, Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm Áo dài Việt Nam - Tôn vinh vẻ đẹp Việt nhằm hưởng ứng Lễ hội áo dài TP.HCM lần thứ 8 - năm 2022. Buổi tọa đàm đã diễn ra sôi nổi, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Tâm lý Lý Thị Mai và Thạc sĩ nghệ thuật Lê Sĩ Hoàng.

Buổi tọa đàm đã diễn dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Tâm lý Lý Thị Mai và Thạc sĩ nghệ thuật Lê Sĩ Hoàng


Chương trình đã góp phần tôn vinh vẻ đẹp và giá trị lịch sử lâu đời của áo dài Việt Nam. Qua đó, người tham dự và đặc biệt là các bạn trẻ có thêm cơ hội tìm hiểu, chia sẻ kiến thức về chiếc áo dài, để từ đó lan tỏa tình yêu đối với tà áo dài truyền thống Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tại buổi tọa đàm, Thạc sĩ nghệ thuật Lê Sĩ Hoàng chia sẻ: “Nếu như người Nhật tự hào với kimono, người Hàn Quốc nổi tiếng với hanbok, người Việt Nam luôn được biết đến với hình ảnh chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha. Dù trải qua một hành trình dài với nhiều biến đổi về kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách, nhưng áo dài Việt Nam vẫn giữ được một sức hấp dẫn khác biệt, phô bày được vẻ đẹp gợi cảm mà lại kín đáo của người phụ nữ nhưng vẫn mang được hồn cốt, bản sắc Việt Nam. Nhìn về tổng thể, chiếc áo dài Việt Nam phô mà vẫn kín, kín mà lại hở, đầy tự do, khoáng đạt, nhưng vẫn thanh cao, đồng thời cũng rất tiện lợi, năng động, dễ sử dụng mà vẫn giữ được sự trang nhã, sang trọng cần thiết. Do vậy, áo dài dễ dàng được phổ cập rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, có thể sử dụng trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau”. Chính vì thế, chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh các chị em phụ nữ diện áo dài vào những ngày thường, tùy theo công việc mà mỗi mẫu áo sẽ được may khác nhau để sao cho thuận tiện và phù hợp nhất. Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai đưa ra ví dụ: “Với tiếp viên hàng không, phần tà áo sẽ được cắt ngắn đi để việc đi lại trên máy bay được dễ dàng hơn”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều “kẻ hở” trong việc sử dụng áo dài, cô Lý Thị Mai nhấn mạnh: “Nhưng có một thực tế là, nhiều người yêu trang phục truyền thống nhưng mặc chưa đúng, chưa đẹp. Vì vậy, những hình ảnh về áo dài truyền thống vẫn chưa thực sự thuyết phục mọi người. Bên cạnh đó, nhiều loại trang phục được cho là áo dài cách tân nhưng thực tế lại xa rời bản sắc văn hóa. Có những bạn trẻ đã từng chạy theo mốt, trào lưu như kiểu áo dài váy đụp một thời, thế nhưng họ không biết rằng đó không phải là áo dài Việt Nam mà chỉ là một mẫu áo du nhập giá rẻ từ Trung Quốc”. Chính vì thế, cũng tại buổi tọa đàm Thạc sĩ nghệ thuật Lê Sĩ Hoàng đã chia sẻ những bí quyết để chị em phụ nữ lựa chọn và may mặc một bộ áo dài sao cho đẹp nhất.

Buổi tọa đàm thu hút được sự quan tâm của nhiều chị em phụ nữ

Chị Phạm Thanh Loan, Chủ tịch Hội phụ nữ Cơ sở Lữ đoàn Thông tin 596 hào hứng chia sẻ: “Công tác trong môi trường quân đội rất đặc thù, nhất là đối với phụ nữ. Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ tại đơn vị, chúng tôi đều phải mặc quân phục. Tuy nhiên, những năm gần đây vào các dịp lễ các chị em trong đơn vị luôn hưởng ứng việc mặc áo dài. Hy vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có cho mình một mẫu áo dài riêng phù hợp với môi trường quân đội”. Diện một chiếc áo dài lụa đầy thanh lịch, chị Lâm Thị Ngọc Hoa, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ TP.HCM tâm sự: “Mỗi khi khoác lên mình chiếc áo dài, tôi cảm thấy tự tin hẳn. Tôi thấy rằng, dường như việc mặc áo dài sẽ giúp chúng ta ý thức được lời ăn tiếng nói của mình được chuẩn mực hơn và được mọi người tôn trọng hơn”. Là người đã từng gắn bó với áo dài truyền thống, chị Phùng Thị Thu Thủy, Chi hội trưởng Hội phụ nữ trí thức chia sẻ: “Là phụ nữ Việt Nam, ai cũng sẽ có một tình yêu nhất định với áo dài và tôi cũng không ngoại lệ. Với tôi, đó còn là niềm tự hào, nên có một khoảng thời gian tôi đã tham gia tìm hiểu và thiết kế áo dài. Và đến với buổi tọa đàm hôm nay, tôi thấy được tình yêu áo dài thể hiện rõ qua đủ sắc màu áo dài mà các chị em mặc đến, điều này đã khiến tôi thật sự xúc động”.

Chị Phạm Thanh Loan, Chủ tịch Hội phụ nữ Cơ sở Lữ đoàn Thông tin 596 chia sẻ cảm xúc

Trải qua bao biến cố và thăng trầm lịch sử, “chiếc áo nhiệm màu” ấy vẫn tồn tại bền bỉ với thời gian để thực thi “sứ mệnh” thiêng liêng của mình: tôn vinh và lan tỏa vẻ đẹp Việt khắp năm châu. Và chính những buổi tọa đàm về áo dài sẽ góp phần lan tỏa mạnh mẽ những thông điệp tích cực đến với chị em phụ nữ nói riêng và toàn thể người dân Việt Nam nói chung.

Bài, ảnh: HỒNG HẠNH

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top