Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Văn hóa cồng chiêng: Vọng lời thiêng rừng núi!

Thứ Bảy 05/03/2022 | 12:07 GMT+7

VHO- Với nguồn vốn hơn 20 tỉ đồng phát huy văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2022 - 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tỏ rõ một quyết tâm phục dựng, bảo tồn phần nào cội nguồn giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc thực thi kế hoạch này không thể chỉ dừng ở một số hoạt động nghi lễ ước lệ hay sân khấu hóa. Bởi với người dân Tây Nguyên, văn hóa cồng chiêng chính là tiếng vọng của lời thiêng sông núi!

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk chia sẻ, thực tế kịch bản kế hoạch phục dựng văn hóa cồng chiêng mới được thông qua của địa phương, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, chỉ là bước đầu cho một lộ trình đầu tư, xây dựng bài bản trong nhiều năm tới. “Chúng tôi đâu chỉ đặt vấn đề tạo nên vài sân khấu biểu diễn hay vài hoạt động nghi thức của đồng bào, mà còn muốn những giá trị bền vững khi giá trị văn hóa vùng Tây Nguyên được khơi dậy mạnh mẽ”. Ông Hà nhấn mạnh như vậy.

20 tỉ và hơn thế nữa…

Ông Hà cho biết, trong kịch bản triển khai kế hoạch khôi phục văn hóa cồng chiêng được chính quyền địa phương phê duyệt, 10 tỉ đồng sẽ dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương, và 10 tỉ còn lại thực hiện theo phương châm xã hội hóa, vận động, kêu gọi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp địa bàn tham gia.

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức đa dạng các giải pháp tuyên truyền, giới thiệu, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng theo hai hướng.

Thứ nhất là công tác truyền thông, dùng báo chí, các diễn đàn thông tin chính thức ở mạng xã hội, Internet… truyền thông hình ảnh, thông tin về văn hóa cồng chiêng, nhất là các loại hình truyền hình, clip động tái hiện hình ảnh, âm thanh, không gian văn hóa cồng chiêng tại các cấp cơ sở. Hoạt động truyền thông này còn gắn với các chương trình đào tạo, giáo dục, hướng dẫn, kết với các loại hình du lịch có tổ chức, du lịch chủ đề, để quảng bá mạnh mẽ kiến thức, thông tin văn hóa cồng chiêng đến nhiều tầng lớp, nhóm đối tượng khác nhau. Riêng với hoạt động giáo dục, địa phương sẽ chú ý đưa thông tin, bài giảng di sản văn hóa cồng chiêng đến với các chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng tại địa phương, ở đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, giảng dạy tại trường Dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn tỉnh...

Thứ hai, kết hợp với cộng đồng cư dân, các làng bản, địa phương vận động xây dựng, phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở địa bàn với tuần suất ít nhất mỗi hoạt động/năm, đều chú ý khai thác bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng. Các hội văn học nghệ thuật, các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội được khuyến khích sưu tầm, phục dựng, truyền dạy, nâng cao hiệu quả sử dụng các bài chiêng cổ của các dân tộc Êđê, M’nông ở sinh hoạt cộng đồng. Địa phương sẽ cấp chiêng và trang phục truyền thống cho đội chiêng, đội văn nghệ tiêu biểu ở các thôn buôn đồng bào dân tộc thiểu số, vận động người dân tham gia sinh hoạt văn hóa cồng chiêng.

Ông Thái Hồng Hà nhấn mạnh, những hoạch định ấy, thực tế sẽ đòi hỏi rất nhiều công sức và năng lực cộng đồng, của các nhà nghiên cứu. Do đó, kịch bản 20 tỷ đồng chỉ là bước khởi đầu cho một lộ trình xa hơn. Chỉ khi đã có những thành quả đầu tiên, hiệu quả về giá trị văn hóa cồng chiêng với xã hội, kế hoạch địa phương chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn của xã hội. Theo đó, con số đầu tư khôi phục văn hóa cồng chiêng sẽ đâu chỉ có 20 tỷ đồng…

Giá trị hòa đồng cuộc sống!

Điều quan trọng theo chính quyền tỉnh Đắk Lak, hoạt động khôi phục văn hóa cồng chiêng theo kế hoạch đưa ra, là phải thật sự đi vào cuộc sống, đảm bảo các giá trị hòa đồng vào cuộc sống thực tế cùng người dân. Ông Thái Hồng Hà nhìn nhận, thời gian qua đã có những hoạt động văn hóa tái hiện, thể hiện văn hóa cồng chiêng với công chúng, qua các tiết mục biểu diễn sân khấu, diễn tấu cồng chiêng ở các lễ hội văn hóa địa phương, tại các khu du lịch, khu đô thị… Song đó chỉ là một phần ước lệ, sân khấu hóa văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Kế hoạch phục dựng văn hóa cồng chiêng không chỉ dừng lại ở đó.

Ngược lại, ngành văn hóa địa phương rất mong đưa quan điểm, nhận thức bảo tồn văn hóa cồng chiêng từ các cấp quản lý đến cộng đồng người dân phải gắn bó với thực tiễn cuộc sống. Phải khẳng định, văn hóa cồng chiêng xuất phát từ những hoạt động nghi lễ, tôn giáo nghiêm trang, linh thiêng của các dân tộc, đã đi sâu vào đời sống tâm linh cộng đồng con người xã hội Tây Nguyên. Mỗi năm, Tây Nguyên diễn ra hàng chục lễ hội, hoạt động phong tục tập quán gắn với từng mùa rẫy, con trăng, giòng nước… tại các bản làng, phù hợp với sinh cảnh đời sống người dân, núi rừng hoang sơ huyền bí và bóng dáng thần linh ngự trị cùng tâm thức con người.

Việc phục dựng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, vì vậy không thể tách rời hay ngụy tác ra khỏi không gian đời sống, tinh thần con người Tây Nguyên. Kể cả công nhận của tổ chức UNESCO cũng xác lập “không gian văn hóa cồng chiêng" là di sản văn hóa phải tôn tạo, giữ gìn và phát huy, chứ không phải chỉ một phần thể hiện "văn hóa cồng chiêng" Tây Nguyên trong diễn tấu.

Hoạt động phục dựng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của tỉnh Đắk Lắk, vì thế sẽ được địa phương triển khai trên tinh thần bản địa hóa, duy trì, tôn trọng bản thể văn hóa cơ sở, với những đặc điểm, kết cấu… hoàn toàn gắn chặt với vùng đất Cao nguyên. Theo ông Thái Hồng Hà, đây mới chính là tinh thần chính của kịch bản mà địa phương đặt ra, một trọng trách không hề nhẹ với những người làm văn hỏa bản địa Tây Nguyên.

THỤY BẤT NHI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top