Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Lợi bất cập hại với những sản phẩm, phương pháp tự chữa Covid-19

Thứ Hai 28/02/2022 | 14:22 GMT+7

VHO- Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, không chỉ kit test nhanh bị cháy hàng, tăng giá mà nhiều sản phẩm “ăn theo” dịch cũng ồ ạt tăng giá theo, thậm chí gấp 3 lần.Nhiều người mua mà không biết sử dụng đúng phương pháp sẽ gây hậu quả nặng nề hơn.

Ăn theo dịch Covid-19

Chị Lê Hằng (phố Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, gia đình chị đã phải bỏ tiền 5 - 6 triệu để mua que test nhanh tự làm ở nhà, đó là chưa kể một số lần trả tiền dịch vụ khi vào bệnh viện hoặc test PCR. Que test cũng lên giá liên tục, thời gian đầu chỉ 65.000 đồng/kit, nhưng sau đó lên 75.000 đồng/kit, và bây giờ là 85.000 – 110.000 đồng/kit, nhưng nhiều khi cũng không có để mua.

Gừng, xả bị tăng giá ăn theo tâm lý phòng dịch Covid-19

“Giá kit test tăng từng ngày, lại khan hiếm nên tôi thấy trên mạng rao bán que lấy dịch họng với giá rẻ, chỉ 1.000 - 2.000 đồng/que tôi cũng đành mua để tiết kiệm, tets gộp chung vào một dung dịch, nhỏ chung một mẫu thử. Tôi cũng không biết độ chính xác như thế nào, nhưng được người bán hướng dẫn nên tôi làm theo”, chị Hằng chia sẻ.

Không chỉ kit test mà trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại được cho là để phòng, chống dịch như máy phun khử khuẩn, đèn xông tinh dầu, bếp đốt bồ kết, vỏ chanh, gừng, xả, máy đo nồng độ ô xy... cũng tăng giá hằng ngày. Bà Nguyễn Thị Thu, (phố Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân) tỏ ra hoảng hốt khi giá củ xả tăng tới 3 – 4 lần.Theo bà, ngay giáp Tết, củ xả bà mua chỉ với giá 7 .000 – 8.000 đồng/kg; nhưng hôm qua bà đã phải mua với giá 25.000 đồng/kg; có chỗ bán 30.000đồng/kg.Tương tự củ gừng cũng tăng gấp đôi từ 15.000 lên 30.000 đồng/kg.

Gừng, xả là mặt hàng được bán khá nhiều trên các hội, nhóm bán hàng trên mạng và được bán thành combo 2kg gừng, 2 kg xả giá 100.000 đồng, người bán rẻ hơn thì được 5kg, chưa tính phí giao hàng 20.000 – 30.000 đồng/đơn hàng. Ngoài ra, máy xông tinh dầu, bếp đốt các loại lá xông, viên xông tinh dầu, tinh dầu chiết xuất từ xả, chanh... cũng được người dân mua theo phong trào. Chẳng hạn, một loại viên xông tinh dầu được quảng cáo là có nguồn gốc từ các dược liệu thiên nhiên, giúp sát khuẩn mũi họng nhanh chóng và hiệu quả, đánh bay các mầm bệnh gây ra cảm, cúm.  “Và nhất là mùa Covid mà chúng ta đang phải sống chung , cho 2 viên vào nồi chứa khoảng 2 lít nước vừa sôi, trùm chăn kín, xông trong 10-15 phút để bảo vệ sức khỏe gia đình và phòng chống Covid”, đoạn quảng cáo viết.

Cùng với viên xông tinh dầu là “súng” phun tinh dầu, máy phun khử khuẩn giá từ 180.000 – 250.000 đồng; máy đo nồng độ ô xy các loại có giá từ 150.000 – 500.000đồng/chiếc. Dù chưa biết thực hư tác dụng, công dụng của các loại viên xông tinh dầu, máy này nhưng ai cũng muốn mình sở hữu một chiếc để “đề phòng”.

Chính từ những tư vấn truyền miệng của những người không phải là bác sĩ khiến các mặt hàng phòng chống dịch bệnh trở nên khan hiếm, đắt đỏ mà không hiệu quả. Trước tình trạng một số người vừa mới tiếp xúc với bệnh nhân F0, hoặc tự nhiên thấy mệt mỏi, chảy nước mũi mà không có tiền sử tiếp xúc với F0 cũng mua kit test về sử dụng, trào lưu “khoe” kết quả xét nghiệm “1 vạch”, “2 vạch” trên mạng xã hội… Bộ Y tế đã khuyến cáo về việc không sử dụng kit test thường xuyên (chỉ sử dụng sau 2 – 3 ngày tiếp xúc với bệnh nhân) nhằm tránh tình trạng khan hiếm trên thị trường. Cùng với đó là đưa ra hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir một cách hiệu quả và an toàn, không phải ai mắc Covid-19 cũng sử dụng loại thuốc này.

Chuyên gia khuyến cáo “lợi bất cập hại”

Ngay sau khi biết tin gia đình TS. Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (Đại học Nguyễn Tất Thành) nhiễm virus là nhiều bạn bè, người thân lập tức khuyên xông lá, gừng sả... nhưng anh kiên quyết từ chối.

Nhiều gia đình dùng phương xông không đúng cách để phòng chống dịch Covid-19 

Theo TS Bùi Lê Minh, việc xông lá, thực vật có hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm... có tác dụng làm giảm một số triệu chứng cảm, sốt do tác dụng nhiệt độ kết hợp với hoạt chất có khả năng khử trùng các vi khuẩn trên bề mặt các niêm mạc đường thở, trên da, làm tăng cường tuần hoàn... nên khi bị cảm thông thường việc xông thường có tác dụng.Tuy nhiên, mặt trái của việc xông lại có nhiều nguy cơ hơn lợi ích. Đó là nguy cơ bị bỏng hoặc tai nạn khác khi xông hơi đã được chứng minh trong các báo cáo từ các nước Châu Á mà người dân hay dùng xông hơi để tự chữa bệnh ở nhà. Các trường hợp nhập viện do bỏng, ngất khi thực hiện xông hơi khá phổ biến. Đặc biệt là khi thực hiện xông hơi một mình và thiếu kinh nghiệm dễ bị tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và không có ai hỗ trợ khi có sự cố xảy ra.

“Đặc biệt là nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp và nhạy cảm hơn với virus. Theo lý thuyết, ở nhiệt độ cao 60-70 độ C thì thời gian tồn tại của virus ngoài môi trường giảm đi đáng kể, nhưng lưu ý là khi đã nhiễm bệnh thì virus chủ yếu đang nằm trong các tế bào của cơ thể chứ không phải dạng tự do nằm bên ngoài mô, tế bào. Vì thế, muốn tiêu diệt virus thì phải tiêu diệt tế bào mang virus đó trước, và với cách làm này, người xông hơi đang tấn công tất cả tế bào tiếp xúc với nhiệt, bất kể còn lành lặn hay đã nhiễm virus. Các mô lành lặn bị tổn thương bởi nhiệt cũng dễ bị nhiễm virus hơn bình thường nên xông hơi trong giai đoạn sớm thậm chí có nguy cơ làm virus lây lan nhanh hơn trong cơ thể. Ngoài ra, hơi nước đọng lại trên bề mặt đường thở sau đó có thể kéo theo một số virus còn khả năng lây xuống các vị trí sâu hơn.

Việc xông hơi trong gia đình có cả người chưa mắc virus, đặc biệt là không gian nhỏ có nguy cơ làm phát tán virus ra môi trường xung quanh và bám trên các bề mặt và tăng cơ hội lây lan của virus. Do đó, việc xông hơi cần được cân nhắc kỹ và phải làm đúng, nên tránh khi nhà mới có người nhiễm virus, còn khi đã âm tính cả rồi thì có thể thực hiện để cải thiện các triệu chứng kéo dài”, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, nhiều gia đình có người mắc Covid-19 đã thực hiện phương pháp xông hơi: Dùng nồi to, cho thật nhiều loại thảo dược khác nhau vào nồi, rồi mang cả bếp từ vào phòng đun nồi lá để xông, hoặc để mặt gần với các dụng cụ xông rồi chùm khăn lên. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các bác sĩ Y học cổ truyền thì người dân cần biết cách xông hơi và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Ai nên xông, xông như thế nào, xông khi nào… cần phải được hướng dẫn bởi những người có chuyên môn.Theo Đông y, xông hơi là biện pháp chữa bệnh được áp dụng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn, người bệnh bị nhiễm tà khí độc, tà khí còn đang ở ngoài (da), khi dùng hơi nóng và nhiệt làm vã mồ hôi, đuổi tà khí độc ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi.Còn bệnh Covid-19 là ôn bệnh, cơ chế gây bệnh hoàn toàn khác với cơ chế gây bệnh do ngoại cảm phong hàn. Bệnh Covid-19 do SARS-CoV-2 gây ra, virus qua niêm mạc đường hô hấp vào cơ thể nên không thể dùng phương pháp hãn (xông) để diệt virus được.

QUỲNH HOA

 

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top