Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Mượn danh doanh nghiệp để hợp thức hóa việc “đóng chui” thuyền du lịch?

Thứ Hai 28/02/2022 | 11:12 GMT+7

VHO- Bốn chiếc thuyền du lịch trên sông Hương của Công ty Khắc Hùng vừa được đơn vị đăng kiểm cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau khi hạ thủy. Điều đáng nói là doanh nghiệp này không đủ điều kiện về hoạt động đóng tàu thủy nội địa theo các quy định hiện hành.

Những chiếc thuyền du lịch của doanh nghiệp Khắc Hùng vừa được hạ thủy và được cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

 Trước đó, Công ty Khắc Hùng cũng từng bị cơ quan chức năng lập biên bản vì lập xưởng đóng tàu “chui” ở dưới gầm cầu Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, gây mất an toàn hành lang đường bộ, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương.

Theo ông Lê Xuân Sơn, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 13, thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, 4 chiếc thuyền du lịch trên sông Hương của Công ty Khắc Hùng đã được cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Việc cấp chứng nhận sau khi những chiếc thuyền này hạ thủy và đã được kiểm tra, thử máy móc, các trang thiết bị… đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đóng tàu thủy nội địa. Trong 4 chiếc thuyền này, có 2 chiếc được thiết kế chở dưới 50 khách, 2 chiếc thiết kế chở dưới 15 khách.

Ông Sơn cũng thông tin thêm rằng, Công ty Khắc Hùng không đủ điều kiện hoạt động đóng tàu thủy nội địa nên chỉ đứng tên là chủ thuyền, còn Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận (trụ sở tại phường Thuận An, TP Huế) mới là cơ sở đáp ứng điều kiện nên được thuê đóng 4 chiếc thuyền nói trên từ năm 2019.

Trong khi đó, trao đổi với P.V Báo Văn Hóa, bà Phạm Thị Thu Huyền, Giám đốc của Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận lại phủ nhận việc được thuê đóng 4 chiếc thuyền cho Công ty Khắc Hùng. “Chúng tôi không có hợp đồng nào về thuê đóng thuyền cho Công ty Khắc Hùng, cũng chưa từng tham gia đóng tàu cho công ty này. Đơn vị chúng tôi chủ yếu đóng và sửa chữa tàu đánh cá cho người dân. Chúng tôi có cơ sở vật chất, có bãi đóng tàu ở phường Thuận An, tại sao lại phải chạy về thuê bãi đóng tàu ở gầm cầu Tư Hiền, cách bãi của chúng tôi 40 cây số”, bà Huyền bức xúc nói.

Như lời khẳng định của bà Huyền, thì liệu doanh nghiệp Khắc Hùng đang mượn danh Công ty TNHH An Thuận để hợp thức hóa 4 chiếc thuyền du lịch đã được “đóng chui”?

 Mẫu thuyền du lịch trên sông Hương được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại quyếtđịnh số 817/QĐ-UBND, có nhiều điểm khác so với 4 chiếc thuyền của Công ty Khắc Hùng

Không chỉ dính đến việc nghi ngờ “đóng chui”, 4 chiếc thuyền du lịch nói trên còn khiến dư luận quan tâm về mẫu thiết kế. Vào năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định số 817/QĐ-UBND phê duyệt mẫu thuyền phục vụ biểu diễn Ca Huế và du thuyền trên sông Hương. Mẫu thiết kế này do Công ty TNHH Ngôi nhà Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh thiết kế. Theo Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Khắc Hùng đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho phép được đóng 4 thuyền du lịch hoạt động trên sông Hương và đầm phá Tam Giang, với mẫu thuyền đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 22.4.2014. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chủ trương đóng 4 thuyền du lịch này, Công ty Khắc Hùng chưa phối hợp với Sở GTVT để Sở chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra sự phù hợp với thiết kế mẫu.

Trao đổi với Văn Hóa, một cán bộ Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thông tin rằng, với những đơn vị đã được cấp phép đóng thuyền du lịch sông Hương theo mẫu thuyền của quyết định 817/QĐ-UBND thì cứ thực hiện chứ không cần phải liên hệ Sở VHTT; những trường hợp đóng thuyền theo mẫu mới (mẫu khác với quyết định 817) thì liên hệ Sở để được hướng dẫn. Với Công ty Khắc Hùng, do được cấp phép mẫu thuyền theo quyết định 817/QĐ-UBND nên không liên hệ với Sở.

Tuy nhiên, theo quan sát thực tế, 4 chiếc thuyền du lịch trên sông Hương của Công ty Khắc Hùng vừa hạ thủy có nhiều điểm khác so với mẫu thuyền tại quyết định 817/QĐ-UBND, những điểm khác này có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ bên ngoài; trong đó, 2 thuyền lớn với sức chở dưới 50 người có nhiều điểm khác rõ nhất. Được biết hiện nay, nhiều thuyền rồng du lịch trên sông Hương đã và đang sắp hết niên hạn sử dụng, buộc phải đóng mới để đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã giao Sở GTVT, Sở VHTT hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện triển khai các mẫu thuyền đã được phê duyệt (bao gồm cả mẫu cải tạo và mẫu thuyền đóng mới). 

SƠN THÙY

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top