Trẻ vị thành niên cần được khám bác sĩ tâm lý: Phụ huynh đừng xem đây là chuyện nhỏ...

VHO- Tự tử, bỏ nhà đi… ở trẻ mới lớn hoặc vị thành niên trong những năm gần đây luôn là vấn đề đáng báo động ở nhiều địa phương. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nhiều khi vấn đề này không được nhận diện kịp thời và không được đề phòng.

Trẻ vị thành niên cần được khám bác sĩ tâm lý: Phụ huynh đừng xem đây là chuyện nhỏ... - Anh 1

 Những áp lực mà phụ huynh tưởng là bình thường có thể khiến trẻ bỏ nhà đi hoặc nghĩ đến điều dại dội

 

Ngày 11.2, một lái xe đã đăng thông tin trên mạng xã hội để tìm người thân cho một cháu bé sinh năm 2012 đứng trên đoạn đê tại huyện Gia Lâm (Hà Nội) vẫy xe đi nhờ đến nhà bà nội (quận Ba Đình). Người lái xe này cho biết, lúc đó gần 8 giờ tối, trời mưa, thấy cháu bé không mũ nón, vẫy xe nên đã dừng lại và cho đi nhờ.

B m cháu khóa ca đui ra khi nhà”

Trên xe cháu chia sẻ: “Bố mẹ cháu khóa cửa đuổi ra khỏi nhà vì hư, nghịch, không chịu học, chú cho con sang nhà bà nội ở tập thể Yên Ninh. Chú cứ đi đi, con chỉ đường, con có tiền lì xì trả chú”. Người lái xe cho hay, cháu bé đã được đưa đến nhà bà nội an toàn và hành động của anh cũng nhằm “dọa” bố mẹ cậu bé, đồng thời cảnh báo các phụ huynh khác về cách dạy dỗ kiểu “đuổi con ra khỏi nhà” mang nhiều nguy cơ, nguy hiểm.

Trước đó, ngày 9.2, công an xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm cũng phát đi thông báo tìm cháu Đ.M.N (sinh năm 2007) đã tự bỏ nhà đi, gia đình đã tìm nhiều nơi không thấy, không liên lạc được. Cháu đi bằng xe đạp, có mặc áo mưa và trang phục đồng phục thể dục của trường học. Ngay sau những thông tin này được lan truyền trên mạng xã hội, cộng đồng hầu hết đưa ra ý kiến phản đối cách dạy trẻ bằng cách đuổi trẻ ra khỏi nhà và cho rằng, cách này trước đây bản thân và một số người cũng bị bậc phụ huynh áp dụng, nhưng hồi đó trẻ không đi thật như bây giờ. Mà chủ yếu là trốn trong đống rơm, gầm giường hoặc ở đâu đó rồi ngủ quên, hoặc sang nhà họ hàng gần đó. Còn hiện nay, nếu trẻ ra khỏi nhà là có rất nhiều nguy cơ, nguy hiểm mà các bậc phụ huynh lúc nóng giận không thể lường trước được.

Theo ông Nguyễn Bá Đạt, giảng viên Khoa Tâm lý học (Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội), ở lứa tuổi này, bản thân các em cũng gặp các vấn đề trục trặc khi ứng xử với bạn bè, học tập. Nếu các bậc phụ huynh không có biện pháp đúng sẽ gây nên những căng thẳng, áp lực đối với cha mẹ hay trong gia đình. Phải khẳng định rằng, đó là một khía cạnh của cuộc sống hay khía cạnh của sự phát triển về thể chất, tâm lý, trải nghiệm xã hội của mỗi trẻ ở mức độ khác nhau. Nhưng nhận diện và ứng xử như thế nào với trẻ thì các bậc cha mẹ cần tìm hiểu chứ không nên theo “kinh nghiệm truyền thống xưa nay”. Đôi khi, nếu tâm lý của trẻ ở mức độ nhẹ chỉ cần sự ứng xử hợp lý, sự khích lệ, thấu hiểu, tư vấn, tham vấn thì các cháu cũng nhanh chóng vượt qua. “Nhưng khi trẻ có hành vi tiêu cực và xu hướng lặp đi lặp lại kéo dài 3 - 6 tháng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các nhà tâm lý, thầy cô giáo để hiểu tâm lý của trẻ”, ông Đạt chia sẻ.

Nhn din du hiu tr có th t t

Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một ca cấp cứu đau lòng đó là một trẻ nam 13 tuổi, được phát hiện đã thắt cổ tự tử bằng khăn quàng đỏ trong nhà tắm.

Theo lời kể của gia đình, trong đợt dịch Covid-19 nghỉ ở nhà, cháu cũng hay chơi điện tử trên mạng. Vì thế mẹ cháu đã lắp camera trong phòng để theo dõi cháu. Cháu cảm thấy không thoải mái và đã tâm sự với bạn bè về chuyện này. Hôm đó, khi camera được lắp xong thì cháu xin phép đi vào phòng tắm và cầm theo chiếc khăn quàng đỏ mà không có ai biết. Hơn 20 phút không thấy cháu ra, gọi không trả lời nên mẹ cháu đã mở cửa phòng và phát hiện sự việc đau xót này. Các bạn thân của cháu cho biết, cách đây 2 hôm bạn ấy có nhắn tin trong nhóm lớp nói rằng “đây có thể là lần cuối cùng mình nói chuyện với các bạn”… Thời gian vừa qua, Khoa Sức khỏe Vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã tiếp nhận một số trẻ vị thành niên tự tử liên quan đến bạo lực gia đình và học đường. Một số lý do chỉ vì bị mẹ đánh, bị bạn bè trêu chọc mà trẻ đã quyết định từ bỏ cuộc sống của mình đường đột.

TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó khoa Sức khỏe Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) nhận định, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi tự tử ở lứa tuổi này. Đây là giai đoạn thay đổi tâm lý nên trẻ rất nhạy cảm với những yếu tố tác động bên ngoài cuộc sống. Những mâu thuẫn trong cuộc sống với gia đình, bạn bè, xã hội nhưng không được chia sẻ có thể khiến cho trẻ không tìm ra được những giải pháp để giải quyết. Trẻ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát dẫn đến hành vi tự tử và xem đó là một cách giúp giải thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống. Ngoài ra, áp lực học tập, thi cử do bản thân, gia đình cũng có thể khiến trẻ nghĩ đến chuyện tiêu cực sau những thất bại trong học tập, thi cử. “Việc hiểu rõ những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm cách giải quyết và ngăn ngừa kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, nếu trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ cần chú ý, dành thời gian tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của trẻ để có biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm”, TS Ngô Anh Vinh nói.

Những dấu hiệu mà Phó khoa Sức khỏe Vị thành niên đề cập là trẻ luôn than thở buồn chán, cảm thấy mình tội lỗi xấu xa và vô dụng; Trẻ có những tin nhắn dặn dò hoặc lời chào từ biệt với bạn bè thân thiết. Cần chú ý khi thấy trẻ có ý định tàng trữ, cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát như: Tích trữ thuốc ngủ, chuẩn bị dây, dao. Vị thành niên là giai đoạn thay đổi về chất và tâm sinh lý. Vì thế, khi làm việc với trẻ vị thành niên các bậc phụ huynh cần tôn trọng, lắng nghe và không nên phát xét, đặc biệt tôn trọng khoảng riêng tư của trẻ. Ngoài ra, việc hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp cho các bậc phụ huynh tìm được cách giải quyết và ngăn ngừa tình huống xấu xảy ra. Không áp đặt thành tích học tập hoặc kỳ vọng quá cao vì điều này sẽ gây áp lực cho trẻ. Cần sắp xếp thời gian học tập và vui chơi giải trí cho trẻ hợp lý. 

 Vic hiu rõ nhng du hiu cnh báo s giúp các bc ph huynh tìm cách gii quyết và ngăn nga kp thi, tránh xy ra nhng hu qu đáng tiếc. Vì vy, nếu tr có nhng du hiu nghi ng, cha m cn chú ý, dành thi gian tìm hiu tâm tư, nguyn vng ca tr đ có bin pháp phòng nga và can thip sm.

(TS.BS NGÔ ANH VINH, Phó khoa Sc khe V thành niên, BV Nhi Trung ương)

 QUNH HOA

Ý kiến bạn đọc