Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Người Huế “cầu an” trong thầm lặng

Thứ Hai 14/02/2022 | 10:25 GMT+7

VHO- Không chỉ dịp Rằm tháng Giêng mà ngay từ những ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, người dân Huế đã lên chùa lễ Phật, cầu bình an, vãng cảnh. Năm nay, do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các chùa chủ yếu tổ chức nghi lễ cầu an với sự tham gia hạn chế của các tăng ni, Phật tử để đảm bảo an toàn...

 

 Chùa Thiên Minh (TP Huế) có số lượng đạo hữu Phật tử dâng sớ cầu an rất đông, nên đã tổ chức lễ cầu an dàn trải từ mùng 2 Tết để tránh tập trung đông đúc

Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày gần đây, các ngôi chùa nổi tiếng ở trung tâm TP Huế như Từ Đàm, Thiên Minh, Báo Quốc, Từ Lâm, Tường Vân… không có cảnh nhiều du khách, Phật tử đến tập trung dâng hương như thời điểm bình thường. Nhiều chùa thực hiện các nghi lễ cầu quốc thái, dân an nhưng không nhận sớ của các gia đình, hoặc thực hiện từ nhiều ngày trước Rằm để tránh tập trung đông người.

Chùa Thiên Minh nằm trên trục đường Điện Biên Phủ (TP Huế) là một trong những ngôi chùa nhận được nhiều sớ cầu an nhất. Từ chiều mùng 2 Tết Nhâm Dần, chùa đã tổ chức lễ cầu an cho các gia đình đạo hữu Phật tử gần xa. Lễ được tổ chức trang nghiêm trong các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 6, 7, 9, 10 và ngày Rằm tháng Giêng, với thời gian phù hợp, ngắn gọn, tiết kiệm và hạn chế số lượng người tham dự lễ trực tiếp.

Trong khi đó, tối ngày 12.2 (tức 12 tháng Giêng), chùa Từ Lâm cũng đã tổ chức tụng kinh Dược Sư, thắp đèn Diên Thọ cầu nguyện quốc thái, dân an đầu Xuân Nhâm Dần. Các vị Hòa thượng, chư Tôn đức trong chùa cùng quý đạo hữu Phật tử và các sinh viên Lào đang học tập tại Thừa Thiên Huế đã tham gia buổi lễ. Tất cả đều thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành của chính quyền địa phương. Để lan tỏa ý nghĩa về buổi lễ, chương trình được truyền dẫn trực tiếp, kết nối rộng rãi với đồng bào trong nước và nước ngoài để các đạo hữu cùng tham gia trì tụng, cầu nguyện…

 Người dân Huế đi chùa cầu an từ những ngày đầu năm mới Nhâm Dần (Ảnh: Chùa Từ Vân ngày mùng 1 Tết)

Nhiều người dân ở Huế cho biết, dù đã dâng sớ cầu an cho gia đình tại các chùa, song do hạn chế tập trung đông người nên họ chỉ dâng hương lễ Phật và cầu nguyện tại gia. Một số người cho biết, họ chủ động lên chùa cầu bình an từ những ngày đầu năm mới, chứ không đợi đến dịp Rằm tháng Giêng. Anh Lê Văn Hiếu, trú tại phường Thuận Hòa (TP Huế) chia sẻ, ngay từ ngày mùng 1 Tết, anh và người thân trong gia đình đã đến chùa lễ Phật, cầu nguyện một năm mới an lành, hạnh phúc. Đó là nét văn hóa truyền thống lâu đời của gia đình anh cũng như nhiều người dân địa phương.

Theo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, có khoảng hơn 100 ngôi chùa từ TP Huế đến các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh thường tổ chức lễ cầu an mỗi dịp đầu năm mới. Những người đến cầu an không chỉ là đạo hữu, Phật tử trên địa bàn mà còn có những du khách ngoại tỉnh đến du xuân, lễ Phật. Người dân cũng không nhất thiết tập trung lễ vào ngày Rằm, mà có thể dâng sớ cầu an vào các ngày trong dịp đầu Xuân phù hợp với điều kiện thời gian, công việc. Lễ cầu an ở các chùa tại Huế có những nghi lễ cơ bản giống với các chùa ở miền Bắc, nhưng được tổ chức với hình thức đơn giản, ngắn gọn hơn.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có thông báo rộng rãi đến các chùa và cơ sở tự viện về yêu cầu của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm tổ chức nghi lễ cầu an Tết Nhâm Dần đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và các hoạt động mừng xuân mới an vui. Trong đó, việc tổ chức các nghi lễ cầu nguyện quốc thái dân an được tổ chức trang nghiêm, ngắn ngọn, phù hợp, tiết kiệm; tránh mê tín dị đoan, không đúng chính pháp; không đốt vàng mã…

 SƠN THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top