Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Để “văn hóa chưa được đầu tư xứng tầm” không còn là câu cửa miệng

Thứ Sáu 11/02/2022 | 10:30 GMT+7

VHO- Trong một thời gian dài, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có nguồn lực đầu tư cho văn hóa. Cách đây 16 năm, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Kết luận số 30-KL/ TW về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó chỉ đạo: “Tăng đầu tư cho văn hóa, phấn đấu đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách của Nhà nước; tiếp tục bảo đảm kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa”. Tuy nhiên trên thực tế, giai đoạn 2014 - 2018, ngân sách nhà nước chi đầu tư cho lĩnh vực văn hóa là 15.354,2 tỉ đồng (kế hoạch năm 2017 và năm 2018 chưa bao gồm ngân sách địa phương), chỉ chiếm 1,71% tổng chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước .

Không nói đâu xa, ngay tại kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV trong năm 2021 vừa qua, nhiều đại biểu cũng rất tâm tư trước phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Quốc hội, trong đó nguồn kinh phí cho lĩnh vực văn hóa, thông tin từ nguồn vốn trong nước khoảng 10.275 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 1,12 % ngân sách Trung ương.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hoa, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu một thực trạng đáng buồn khi nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng văn hóa chưa được đầu tư xứng tầm nhưng ngay cả khi “chưa xứng tầm” thì có một thực tế không mấy vui khi nhiều địa phương, kể cả địa phương của đại biểu đó, văn hóa vẫn là lĩnh vực xếp cuối cùng trong danh sách đầu tư và xếp đầu tiên trong danh sách cắt giảm ngân sách.
Nhưng chúng ta có niềm tin mãnh liệt trong bối cảnh Ngành VHTTDL đang dần khẳng định vị thế của mình, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các Ban, ngành liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất; trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh: Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm.
Để “văn hóa chưa được đầu tư xứng tầm” không còn là câu cửa miệng, để con số 1,8% không chỉ nằm trên giấy và mãi là niềm mơ ước như 16 năm qua, cần lắm một chương trình để hiện thực hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa. Như nhiều lần cử tri đề đạt, các đại biểu Quốc hội từng thiết tha đề xuất trên nghị trường, đây là thời điểm chín muồi để xây dựng, ban hành và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa - một vấn đề luôn nóng và thời sự.
Nhìn lại các nguồn đầu tư cho văn hóa cho thấy, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa các năm 2014 - 2015 và Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020 có tính chất “vốn mồi” đã đem lại hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Với tầm nhìn như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn tới, cùng với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác, chắc chắn công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước sẽ tạo bước ngoặt mới, hài hòa, đồng bộ và bền vững hơn.
Đã qua rất lâu rồi cái thời “cờ, đèn, kèn, trống”. Đầu tư cho văn hóa không chỉ mang lại hiệu quả bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn đem lại nguồn thu không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương hiện nay, nhất là ở lĩnh vực du lịch, di sản và công nghiệp văn hóa… Đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần đổi mới mạnh mẽ tư duy, coi truyền thống văn hóa là nguồn lực, đầu tư cho văn hóa là đầu tư phát triển.
Đương nhiên, để sự nghiệp văn hóa ngày càng phát triển mà chỉ trông cậy vào nguồn lực của Nhà nước thôi thì chưa đủ. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn đi nhấn lại nhiều lần và tại cuộc gặp đầu năm cán bộ, công chức ngày 7.2 vừa qua, ông tiếp tục nhấn mạnh: Xây dựng văn hóa là sự nghiệp toàn dân, tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của nhân dân, đồng thời ông chỉ đạo: Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa.
Vận hội mới đang đến. Văn hóa - nguồn lực cho phát triển bền vững ngày càng được đề cao và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội. Tinh thần “Quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến” đang lan tỏa trong toàn Ngành. Sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước nhà ắt hẳn sẽ sang trang, xứng với niềm tin yêu của Đảng, kỳ vọng của Nhân dân. 

 PHAN THANH NAM 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top