Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Băn khoăn với phát triển nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng

Thứ Tư 05/01/2022 | 11:10 GMT+7

VHO- Nghề dệt thổ cẩm tại làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đang được đồng bào nơi đây gìn giữ, trao truyền cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện nay nghề này cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, mà muốn duy trì và phát triển được cần phải có những giải pháp thiết thực.

 Chị Phạm Thị Su đang ngồi bên khung dệt tự tay làm ra sản phẩm để bán dịp Tết

Với mong muốn giữ nghề truyền thống, sau những ngày mùa màng bận rộn, chị Phạm Thị Su (38 tuổi) thợ dệt ở làng Teng lại dành thời gian ngồi bên khung dệt tự tay làm ra sản phẩm đểmặc trong những ngày lễ hội truyền thống của dân tộc mình. Chị Su chia sẻ, đểtạo ra các sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay cần nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ. Tạo ra sản phẩm thủ công vất vả như vậy nên giá thành cao hơn so với sản phẩm được may công nghiệp từ 2 - 3 lần. Dù vậy, khi đến tham quan, được chứng kiến các công đoạn chúng tôi tạo ra sản phẩm và trực tiếp trải nghiệm, du khách rất ưa chuộng sản phẩm. Tính ra mỗi ngày công chỉ được 60.000-80.000 đồng là không cao, nhưng với người làng Teng cuộc sống còn khó khăn, nguồn thu nhập như thế là cũng khá.

“Bán thổ cẩm có tiền cũng sắm sanh đôi chút, chứ năm hết tết cũng sắp đến rồi. Ở đây, các chị đều tranh thủ dệt vào những lúc rảnh rỗi. Lúc nào không lên nương rẫy thì mình ngồi dệt. Giờ đây, chị em cũng phấn khởi hơn vì không chỉ góp phần gìn giữ nghề truyền thống mà còn có thêm thu nhập từ công việc này”, chị Su cho biết. Từ khi tham gia vào Hợp tác xã (HTX) dịch vụ Nông - lâm - du lịch - văn hóa làng Teng, chị Phạm Thị Kiều Oanh (21 tuổi) thợ dệt làng Teng đã tìm cách cải tiến sản phẩm, làm ra những chiếc khăn, quần áo có giá thành vừa phải đểđông đảo khách hàng đặt mua. Đó là cách mà Oanh kết hợp đểvừa giữ được nghề, vừa đem lại nguồn thu nhập cho bản thân. Đối với cô gái trẻ như Oanh học dệt thổ cẩm với mong muốn gìn giữ văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Từ một người không biết dệt, đến nay Oanh đã dệt thuần thục, kểcả những hoa văn khó. Nghề dệt giúp Oanh có thêm tiền trang trải cuộc sống, trong những lúc nông nhàn hay những hôm trời mưa, bão đều ở nhà dệt thổ cẩm đểkiếm thêm tiền.

“Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của làng, được trao truyền qua nhiều thế hệ. Lớp trẻ bây giờ khéo tay, mắt cũng tinh hơn nên dệt vải đẹp hơn lớp già như chúng tôi. Mừng là có nhiều người trẻ đã mê thổ cẩm của làng. Thổ cẩm của làng không còn lo thất truyền nữa”, bà Phạm Thị Thiều (79 tuổi), nghệ nhân cao tuổi ở làng Teng vui mừng nói. Trải qua bao biến thiên, nghề dệt thổ cầm ở làng Teng dần bị mai một. Tuy nhiên, những người phụ nữ làng Teng hôm nay đã rất nỗ lực đểkhôi phục và quyết tâm gìn giữ nghề. Các sản phẩm thổ cẩm làng Teng đã được quảng bá, giới thiệu tại nhiều nơi trong nước. Năm 2019, Bộ VHTTDL đưa nghề dệt thổ cẩm của người Hrê ở làng Teng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem là mốc hồi sinh cho nghề dệt thổ cẩm làng Teng. Đặc biệt, sản phẩm trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế được nhiều nhà thiết kế thời trang đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây, sự giao thương giữa miền xuôi với miền ngược mở ra, người Hrê bắt đầu quen với kiểu ăn mặc mới, dần bỏ sắc phục truyền thống và ăn mặc như người miền xuôi. Hơn nữa, đểdệt một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, người thợ thủ công phải tốn thời gian khoảng nửa tháng, có khi lâu hơn tùy theo kích thước của tấm thổ cẩm, nhưng giá trị về kinh tế không cao, tiền công còn thấp. Nhiều người vì thế đã bỏ nghề truyền thống cha ông. Bà Phạm Thị Minh Đôi, Chủ tịch UBND xã Ba Thành chia sẻ, giá thành sản phẩm thổ cẩm bằng sợi chỉ, sợi len một tấm bình thường 800.000 đồng nhưng đem may thành bộ áo quần thì có giá 950.000 đồng. Dệt thủ công nên sản phẩm rất đẹp, đường nét sắc xảo. Địa phương hiện có 50 người còn giữ gìn nghề dệt thổ cẩm, trong đó có 10 người dệt xuyên suốt.

“Dệt thủ công mất nhiều thời gian nên giá thành cao, khi bán ra thị trường chủ yếu bán theo đơn đặt hàng. Với giá như vậy nếu tung ra thị trường khó cạnh tranh với những nơi khác, chính vì vậy nên chưa có thị trường ổn định cho nghề dệt thổ cẩm”, bà Đôi cho biết. Theo bà Đôi, trong quá trình khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm, việc trồng bông, xe sợi địa phương cũng từng tính đến đểnâng cao giá trị sản phấm thổ cẩm. Tuy nhiên, việc trồng bông, xe sợi, dệt vải, giá thành sản phẩm thổ cẩm cao - cây bông trên địa bàn lại mất gốc. Đểtiêu thụ được nhiều sản phẩm, người sản xuất trông chờ nhiều vào sự phát triển mạnh du lịch ở địa phương. Các sản phẩm khách du lịch ưa chuộng là khăn quàng cổ, ví cầm tay, mũ... đểđem về làm kỷ niệm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên du lịch còn nhiều khó khăn, việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm thổ cẩm hiện vẫn còn nhiều hạn chế. 

NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top