Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu – Người lưu giữ hồn văn hóa dân gian trên gốm

Thứ Năm 09/12/2021 | 13:57 GMT+7

VHO- Ngày 8.12.2021 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom, Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra triển lãm của Nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu với nội dung sắp đặt tác phẩm gốm đương đại với tên gọi “Loong Koong”.

Triển lãm mở cửa từ ngày 8.12 và kéo dài đến hết ngày 15.12.2021

Bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa dân gian luôn là mong muốn của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam. Một trong những giá trị ấy là dòng tranh dân gian Hàng Trống, một dòng tranh đã phát triển thịnh hành trong giai đoạn cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, đến nay dòng tranh này đang dần mai một.
Với mong muốn giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,  Nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu đã đưa những nét tranh dân gian Hàng Trống hòa với gốm để tạo ra các sản phẩm gốm có tính ứng dụng trong nhịp sống hiện đại của người dân.
Gốm và tranh đều là những sản phẩm rất thân thuộc và gắn bó với đời sống người dân Việt Nam. Nếu như gốm, là sự bền vững trường tồn, là  những khối nổi hiện hữu, không gian mở với bản tính nghệ thuật đa dạng, nhiều sắc màu, tràn ngập những ứng dụng đời sống của quá khứ và đương đại vẫn phát triển mạnh mẽ thì những bức tranh Hàng Trống lại mỏng manh, huyền hoặc với những thông tin tín ngưỡng, thờ cúng, lễ hội, dân dã, được lưu truyền và khắc họa trên mặt phẳng, với những sắc mầu cơ bản. Tranh Hàng Trống có đặc điểm là dễ phai tàn theo thời gian. 

Nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu và các nghệ sĩ tại Lễ Khai mạc triển lãm

Điều độc đáo mà nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu đã tiếp cận là đưa hai chất liệu gốm và tranh Hàng Trống hòa vào làm một, vũ điệu của gốm và tranh cho chúng ta thấy được những giá trị văn hóa lịch sử được gửi vào đương đại và đi vào cuộc sống của nhân dân một cách dung dị mà trang trọng. 
Về điều này, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho biết: “Hiện nay Việt Nam đã có nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu gốm để làm nghệ thuật nhưng gốm mĩ thuật đương đại đang là một lĩnh vực khó và rất hãn hữu nghệ sĩ đã thành công. Nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu đã phải trả giá rất đắt trong nhiều năm và hao tổn biết bao tâm huyết để đưa được yếu tố mỹ thuật vào gốm công năng truyền thống. Từ khi khởi nguồn ý tưởng đến khi tạo ra sản phẩm đầu tiên, nghệ sĩ đã phải mày mò, trăn trở, đánh đổi rất nhiều những giá trị cả về tinh thần, vật chất và phải vượt qua rất nhiều khó khăn để có được tác phẩm thành vóc thành hình như hiện tại. Bên cạnh tay nghề kĩ thuật thì tôi đánh giá rất cao chất men mờ được anh Hiếu phủ lên nét vẽ trên các tác phẩm gốm, đây là một bước tiến khá lớn so với các chất men truyền thống, tạo được sự tinh nhã nhất định. Có thể nói đây là một nền tảng mới mà vẫn gắn bó được với truyền thống đóng góp cho nền nghệ thuật đương đại. Tôi mong nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu sẽ có những bước tiến xa hơn nữa với lĩnh vực mình đã chọn”.

Họa sĩ Lê Thiết Cương đang lắng nghe âm thanh “Long Koong” của gốm

Họa sĩ Lê Thiết Cương thì chia sẻ: “Điểm khác biệt lớn nhất với các gốm hiện nay mà nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu đã mang đến với triển lãm lần này là “gốm mỹ thuật”. Chúng ta có thể thấy tính độc lập của các tác phẩm này khi đặt trong cuộc sống và tràn đầy tính thẩm mĩ, là một sự điều hòa cân bằng rất xinh xắn giữa cái cũ và cái mới. Nếu chúng ta lắng nghe bản hòa tấu tinh tế giữa chất men mới, nét khắc trên gốm và những lời thì thầm của lịch sử về văn hóa dân gian, chúng ta có thể thấy đây là một cuộc đối thoại của truyền thống và hiện đại, là câu chuyện rất đẹp để chúng ta cùng thưởng thức”.
 Nhà nghiên cứu văn hóa, TS Đỗ Tiến Nam khẳng định: “Sự đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam của các tác phẩm lần này là rất đáng trân trọng. Nghệ sĩ đã đưa vũ khúc song tấu giữa gốm truyền thống và mỹ thuật dân gian đi vào với dòng chảy thời đại một cách dung dị, dễ đón nhận”.

Các tác phẩm gốm được trưng bày tại triển lãm

Triển lãm sắp đặt tác phẩm gốm đương đại với tên gọi “Loong Koong”  mang đến cho công chúng những tác phẩm vừa có giá trị cao về mặt sử dụng, lại hấp dẫn về tính nghệ thuật. Đó là những tác phẩm vừa phản ánh xu thế của thời đại, lại vừa bộc lộ rõ rệt bản lĩnh của dân tộc, câu chuyện của lịch sử và đặc biệt ghi được dấu ấn tài năng và phong cách độc đáo của bản thân người nghệ sĩ.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 15.12.2021.

MINH TÂM

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top