Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dành cho văn hóa nhiều thời gian, nhiều nguồn lực hơn

Thứ Sáu 26/11/2021 | 10:27 GMT+7

VHO- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị tất cả các cấp, các ngành phải bằng hành động cụ thể để chú trọng hơn đến văn hóa. Cụ thể là dành cho văn hóa nhiều thời gian, nhiều nguồn lực hơn. Hãy lắng nghe ý kiến của những người nghiên cứu về văn hóa, hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết định của mình, cho dù quyết định ấy không nằm trong lĩnh vực văn hóa, vì văn hóa có ở mọi mặt của đời sống.

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tại Hội nghị Ảnh: TRẦN HUẤN

Đề cập Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Chiến lược này có thể coi là một phần cụ thể cho giai đoạn 10 năm tới. Nhưng văn hóa có rất nhiều nội dung, có nhiều việc phải làm liên tục. Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đến giờ và cả sau này, nếu chúng ta tổ chức nhiều Hội nghị nữa thì vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc lại. Tưởng cũ mà không cũ vì đây là công việc liên tục.

Phó Thủ tướng nêu vài điểm có tính gợi mở để quá trình triển khai trong thực tiễn làm sao thực hiện được như Tổng Bí thư đã phát biểu.

Thứ nhất, phải tiếp tục nâng cao nhận thức về văn hóa. Suy cho cùng “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Chúng ta đều nói với nhau điều này nhưng ít khi nói đến cùng ý nghĩa của nó. Chúng ta thường nói, “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc), “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý hơn hết, tiếp đến là đất nước, vua là nhẹ), ngoài ý nghĩa trực diện là tôn trọng dân còn ý nghĩa “văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Thứ hai, chúng ta thường nói đã quán triệt đầy đủ tinh thần Nghị quyết, các chủ trương, chỉ thị, văn bản của Đảng và Nhà nước nhưng khâu thực hiện còn yếu kém, do nguồn lực không đủ. Thực ra nhận thức đó có phần đúng, nhưng phần nhiều đấy cũng là tự bào chữa cho cái mà chúng ta chưa nhận thức được triệt để. Vì nhận thức được tầm quan trọng của một vấn đề nào đó mang tính sống còn với đất nước, dân tộc, với bản thân và người thân của mình thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm mọi cách để thực hiện; dồn mọi nguồn lực cả về thời gian, tiền bạc, công sức để làm cho bằng được. Cái gì cứ lặp đi lặp lại, quán triệt đầy đủ nhưng do khâu tổ chức thực hiện còn yếu, hạn chế nguồn lực nên không thực hiện được... thì phải xem lại. Điều này rất quan trọng.

Vì sao mọi người làm văn hóa đều nói rằng rất khó? Khái quát những điểm khó này: Thứ nhất, tất cả bị sức ép về tăng trưởng. Văn hóa và xã hội trước mắt, ngắn hạn thường được hiểu là không làm ra tiền mà chỉ tiêu tiền nên dường như bị lép vế, không được đặt ngang với kinh tế. Văn hóa và xã hội có nhiều vấn đề, không như một cây cầu, một đoạn đường cao tốc hay một tòa cao ốc, sau 5 năm, 1 nhiệm kỳ có thể thấy được ngay thành quả. Có những việc dù nhỏ nhưng phải nhiều năm, nhiều chục năm mới có kết quả. Ngược lại có những vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, một quyết định sai thấy ngay hậu quả, nhưng nhiều vấn đề về văn hóa xã hội thì dù không chú ý, không làm tròn trách nhiệm, quyết không chuẩn cũng nhiều năm sau, nhiều nhiệm kỳ sau mới bộc lộ ra. Dẫn đến tâm lý “cứ từ từ”.

Thứ ba, không như các ngành kinh tế kỹ thuật đòi hỏi phải chuyên sâu mới nói được. Nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục dường như ai cũng cảm thấy mình biết. Khi được trao một cương vị phụ trách dù to, nhỏ đều không ý thức được rằng thực ra mỗi ngành nghề đều cần đội ngũ chuyên sâu, chuyên gia, những người nghiên cứu, hoạt động thực tiễn, có kinh nghiệm. Và vì thế nhiều khi ý kiến của các chuyên gia, người hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm lâu năm thì không được tôn trọng, không được trọng dụng, dần dần bị mai một, đến hụt hẫng…

Như Tổng Bí thư và nhiều văn kiện của Đảng đã nói về vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống trong toàn xã hội. Có nhiều biểu hiện phản văn hóa như rất nhiều người nói đến. Nhiều bạn sinh viên trẻ chia sẻ với tôi: Dường như xã hội trọng đồng tiền quá, nhiều người lo cho bản thân mình quá.

Vì thế như Tổng Bí thư nói, chúng ta nhất thiết phải đặt ra một nhiệm vụ là phải thôi thúc, kiên trì dài hơi nhưng cũng rất cấp bách, làm sao có những giải pháp để chấn hưng văn hóa. Nếu nói về các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, những tác phẩm của Bác và các lãnh đạo, tôi thấy không thiếu bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ cần làm những điều như Bác Hồ dạy đã đủ để chấn hưng và phát triển văn hóa.

Như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nói, chúng ta phải thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 để góp phần khơi dậy khát vọng trong nhân dân, khát vọng của dân tộc về việc chống lại giặc Covid, giặc nghèo và tụt hậu với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” năm xưa.

Bác Hồ đã nói, mục tiêu cuối cùng là hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc không phải là nhiều tiền, lắm của nhưng nghèo thì không hạnh phúc. Vì vậy, phải thôi thúc tiếp tục tạo xung lực để phát huy toàn bộ sức mạnh sáng tạo của toàn dân, để ta phát triển nhanh và bền vững hơn. Đây là gợi mở để sau này ta tìm ra mệnh đề dễ nhớ, mọi người dân đều thấy thôi thúc, tham gia để cùng chấn hưng văn hóa… 

 Truyền cảm hứng, trách nhiệm và niềm tin để văn hóa nước nhà phát triển rực rỡ hơn

Từ nhiều năm nay không chỉ là những người làm công tác quản lý về văn hóa, giới văn nghệ sĩ, trí thức mà đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trông đợi việc cần phải có một Hội nghị toàn quốc để nhìn nhận lại vai trò của văn hóa, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng những gì chúng ta đã đạt được và đặc biệt nhìn vào những bất cập, thiếu sót để thống nhất nhận thức, quan điểm, hành động nhằm chấn hưng văn hóa, như phát biểu của Tổng Bí thư. Chấn hưng không phải làm cái gì khác đi mà làm cho sáng hơn, phát triển hơn.

Chúng ta có thể thấy sức hút của Hội nghị này bằng việc có rất nhiều nhà nghiên cứu, quản lý, văn nghệ sĩ đã mong muốn, gửi tham luận, có nhiều hiến kế được gửi đến để thực hiện được mục tiêu như Tổng Bí thư đã tâm huyết kêu gọi.

Chúng ta mong sau Hội nghị, tất cả mọi người, không chỉ những người làm công tác văn hóa mà toàn xã hội, mọi người dân Việt Nam, dù làm gì, ở đâu, dân tộc nào, tín ngưỡng tôn giáo nào, đang trong nước hay nước ngoài... đều được truyền cảm hứng, trách nhiệm và niềm tin để văn hóa nước nhà phát triển rực rỡ hơn và để cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn. Chúng ta cũng mong rằng tinh thần không chỉ nằm ở không khí Hội nghị hôm nay mà sau Hội nghị từ nay về sau sẽ thường xuyên được nhắc lại, được cập nhật như Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã nói, chúng ta phấn đấu trong một nhiệm kỳ 5 năm sẽ có Hội nghị như thế này.

Đề nghị các Hội về văn hoá, văn nghệ, văn học… hãy cùng Bộ VHTTDL và cả hệ thống sau Hội nghị này sẽ có nhiều hoạt động, chương trình thật thiết thực. Không quá tham làm nhiều nhưng phải làm thật chắc chắn, có thể thực hiện nhiều năm. Tất cả chúng ta sẽ lan tỏa tinh thần đề cao giá trị, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

(Phó Thủ tướng VŨ ĐỨC ĐAM)

 NGUYỄN ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top