Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

TT- Huế: Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Thứ Tư 24/11/2021 | 11:22 GMT+7

VHO- Hôm qua 23.11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; là cơ sở để các cấp, các ngành nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản về Người. 

 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh 

 Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), công bố quyết định số 2280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, gồm 4 di tích: Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan; Địa điểm Trường Quốc học; Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ; Đình làng Dương Nỗ (đều thuộc TP Huế). 
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 10 năm gắn bó với Huế (từ 1895-1901 và 1906- 1909). Đó là những năm tháng ý nghĩa của thời thơ ấu và niên thiếu, hun đúc nên tình yêu quê hương, đất nước trong Người. 
Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ (Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990) là nơi mà thuở thiếu thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng anh trai Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào Huế sinh sống trong 2 năm (1898-1900). Ngôi nhà đó cũng chính là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy học và Người cũng bắt đầu con đường chữ nghĩa từ đây. Dưới sự chỉ dạy của cha, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã tiếp thu kiến thức rất nhanh và trở thành học trò thông minh xuất sắc của lớp. Ngoài ra, tại làng Dương Nỗ cũng có nhiều địa điểm, di tích gắn với kỷ niệm về Người, trong đó có di tích Đình làng Dương Nỗ đã được Bộ VHTT (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1995. 
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở số 112 Mai Thúc Loan, TP Huế cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống cùng gia đình khi vào Huế lần thứ nhất, được công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1993. Trường Quốc học Huế, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã học tập từ năm 1908-1909, cũng đã được công nhận Di tích quốc gia vào năm 1990. 

 Các hiện vật phục vụ học tập và sinh hoạt của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1895- 1901 khi sinh sống ở Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan, TP Huế 

Sau gần 3 thập kỷ được xếp hạng Di tích cấp quốc gia, Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trên đã được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tính đến nay, Thừa Thiên Huế đã có 3 di tích quốc gia đặc biệt gồm: Hệ thống Quần thể di tích Cố đô Huế, Đường mòn Hồ Chí Minh qua địa bàn Thừa Thiên Huế và Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Phát biểu tại lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát, nghiên cứu thực hiện các thủ tục lập quy hoạch tổng thể đối với 4 di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trên. Đồng thời, tỉnh sẽ triển khai đề án Phát huy giá trị Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch; tiếp tục công tác sưu tầm, số hóa di tích và di vật; kiểm kê các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế; rà soát, lập hồ sơ khoa học đối với các địa điểm, công trình gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế để đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng di tích… 
Dịp này, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế cũng khai mạc triển lãm với chủ đề Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người. Triển lãm trưng bày hơn 150 hiện vật, hình ảnh, tư liệu, giới thiệu đến công chúng với 3 chủ đề: Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế; Di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế; Phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế. 

 Phát huy giá trị đình làng ở TP.HCM 
Ngày 23.11, Sở VHTT phối hợp cùng Hội Di sản văn hóa TP.HCM đã tổ chức tọa đàm Bảo tồn và phát huy giá trị đình làng ở TP.HCM, kết hợp triển lãm hình ảnh đình làng nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VHTT TP.HCM nhấn mạnh, hệ thống đình làng trên địa bàn Thành phố mang giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và kiến trúc… Đây còn là thiết chế văn hóa quan trọng, ngôi nhà cộng đồng trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương. Thành phố hiện còn gìn giữ được khoảng 300 ngôi đình làng, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đình làng đang gặp nhiều thách thức. Trong đó, nhiều ngôi đình đang ngày càng xuống cấp, biến dạng di tích, bị xâm lấn… làm mất dần công năng vốn có của đình làng. Thời gian tới, ngành văn hóa TP sẽ tăng cường kiểm kê, xếp hạng di tích đối với đình làng để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định hiện hành. 
Dịp này, Bảo tàng TP.HCM cũng trưng bày chuyên đề Trần Văn Khê - Trăm năm còn mãi, giới thiệu đến công chúng hơn 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh về cuộc đời, sự nghiệp của GS.TS Trần Văn Khê, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho âm nhạc dân tộc và mang hình ảnh, văn hóa đất nước Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cũng tổ chức tiếp nhận hiện vật áo dài do một số nghệ nhân trao tặng và tổng kết cuộc thi ảnh Tác động của biến đổi khí hậu và hành động của chúng ta. Cùng ngày, Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương tổ chức công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với Bộ dụng cụ dệt bằng gỗ phát hiện tại di chỉ khảo cổ Phú Chánh (thị xã Tân Uyên), quyết định đưa nghề gốm Bình Dương và Võ lâm Tân Khánh Bà Trà vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. H. HẢI 

 

SƠN THÙY 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top