Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Nữ già làng tiêu biểu của người Gia Rai

Thứ Ba 09/11/2021 | 10:59 GMT+7

VHO- Ở xã Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai), bà K'sor H'Lâm (76 tuổi) là nữ già làng đầu tiên của đồng bào người Gia Rai ở tỉnh Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung. Hơn 20 năm làm già làng, già K'sor H'Lâm đã phát huy vai trò người đảng viên gương mẫu, tạo niềm tin cho nhân dân, giúp đời sống của đồng bào Gia Rai ngày một ấm no hơn.

Trong suốt 23 năm làm già làng, bà Ksor H’Lâm luôn là người đảng viên gương mẫu, tạo niềm tin cho nhân dân

Già Ksor H’Lâm (SN 1945) ở làng Krông, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai). Đến năm 1962, khi mới tuổi 17, bà viết đơn tình nguyện đi thanh niên xung phong. Cô gái nhỏ nhắn được giao làm nhiệm vụ giao liên, gùi công văn, rồi về làm hậu cần, đi vận tải, cáng thương binh, chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí thuốc men, dẫn đường cho các chiến sĩ… Sau 5 năm hoạt động, bà được cử ra miền Bắc học tập. Chiến tranh kết thúc, bà trở về công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai. Năm 1987, bà về hưu với quân hàm thượng úy.

Năm 1998, lúc đó làng Krông chưa có già làng, bà con dân làng đã họp lại tìm ra người có uy tín để dẫn dắt cả làng thoát nghèo. Và già H’Lâm được tin tưởng giao trọng trách. Dânlàng đều bảo nhau: “Cái Ksor H’Lâm nó biết chữ, biết làm giàu, cho nó làm già làng thì nó mới giúp dân mình khỏi cái đói được. Ưng cái bụng Yàng thì Yàng mới cho mùa màng bội thu được…”. Đây cũng là một điều khá đặc biệt, rất lạ và hiếm, vì theo tập tục thì già làng thường là đàn ông.

Trên cương vị mới là nữ già làng, già Ksor H’Lâm đã bắt tay áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực tiễn, tìm tòi học hỏi những mô hình mới để đưa về áp dụng khai hoang khu vực biên giới. Trong công tác phát triển kinh tế địa phương, già Ksor H’Lâm đã cùng với đội công tác địa bàn Đồn Biên phòng Ia Mơ (BCH Bộ đội Biên phòng Gia Lai) đưa cả đàn bò nhà mình qua các làng Krông, làng Klă, làng Hnáp… để cho bà con mượn con giống, tạo nguồn vốn ban đầu. Khi nào bò đẻ thì bà con được giữ lại con bê, còn bò mẹ sẽ tiếp tục được cho người khác mượn bò giống.

Trong công tác dân vận, già Ksor H’Lâm luôn đi đầu trong tuyên truyền chị em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) về chính sách kế hoạch hóa gia đình. Với vai trò là nữ già làng, già Ksor H’Lâm luôn phối hợp với bà con nhân dân cùng tham gia vào công tác bảo đảm an ninh biên giới. Tuyên truyền cho bà con không được nghe lời kẻ xấu kích động, xúi giục vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương rẫy, kịp thời báo cáo với chính quyền địa phương khi phát hiện người lạ mặt ra vào làng.

Già làng Ksor H’Lâm gắn bó với cán bộ Đồn Biên phòng Ia Mơ trong công tác tuyên truyền, vận động người dân

Nhờ tạo được uy tín và được dân làng tín nhiệm, già Ksor H’Lâm luôn là “quan tòa ở làng” để giải quyết mâu thuẫn của người dân ở làng Krông và các làng lân cận như: làng Khôi, làng Hnáp, làng Klă, làng Ring.

Làng Krông ngày trước còn tồn tại “luật tục chôn chung”, hủ tục lạc hậu kéo theo nhiều bệnh tật. Bất kể nhà nào có người chết là chôn chung một nấm mồ, người chết trước nằm dưới, người chết sau nằm chồng lên, “nêm chặt” trong một quan tài. Già Ksor H’Lâm quyết vận động đưa người chết ra nghĩa trang, bỏ tập tục chôn chung. Lúc đầu, mọi người lắc đầu kiên quyết không chịu: “Tục ông bà rồi, sao bỏ được”. Già Ksor H’Lâm không bỏ cuộc, cứ vận động theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Dân làng thấy già Ksor H’Lâm không bị Yàng phạt, dân trong làng không ai ốm đau, trâu bò vẫn sinh nở, lúa tốt, bắp nhiều hạt. Thế là Ksor H’Lâm nói đúng, dân làng phải nghe thôi.

Trao đổi với phóng viên Báo Văn Hóa, ông Ngô Ngọc Tiến, Chủ tịch xã Ia Mơ, huyện Chư Prông cho biết: “Già làng Ksor H’Lâm luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước. Già luôn nhiệt tình tham gia trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn và tuần tra bảo vệ đường biên cột mốc cùng với lực lượng biên phòng. Đối với những người lầm đường lạc lối vượt biên, được già vận động trở về quê hương, tu chí làm ăn cùng với gia đình. Gần đây nhất, trước ngày bầu cử, già đã cùng cán bộ xã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền cho người dân nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đi bầu cử hay như trong thời gian vừa qua, già làng H’Lâm luôn đi đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Sau 23 năm làm già làng, già Ksor H’Lâm nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của UBND tỉnh và các tổ chức đoàn thể như: Bằng khen “Già làng tiêu biểu” của UBND tỉnh Gia Lai; Giấy khen “Có thành tích xuất sắc trong bảo vệ an ninh trật tự” của UBND huyện Chư Prông; Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen “Vì thành tích xuất sắc trong xây dựng Hội”. 

NGỌC HÒA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top