Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hướng dẫn học sinh vượt qua cảm xúc tiêu cực khi học trực tuyến

Thứ Năm 21/10/2021 | 17:49 GMT+7

VHO - Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, học online hay học trực tuyến vẫn là giải pháp tình thế mà các nhà trường đang phải áp dụng. Học trực tuyến trong điều kiện học sinh học tập tại nhà, thiếu vắng các mối quan hệ bạn bè, khó khăn trong tương tác trực tiếp với giáo viên, không gian và môi trường học tập không đảm bảo... khiến cho nhiều học sinh gặp phải những khó khăn tâm lý ở các mức độ khác nhau.

Học trực tuyến và những vấn đề tâm lý

Theo nhiều chuyên gia, Covid-19 là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người khiến chúng ta dễ mắc phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn. Đối với trẻ em trong lứa tuổi học sinh, những vấn đề tâm lý mắc phải sau một thời gian dài sống trong các điều kiện hạn chế việc đi lại, giao tiếp, việc học tập trực tuyến kéo dài, các mối quan hệ giao tiếp trực tiếp bị gián đoạn,... khiến cho học sinh trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải những vấn đề tâm lý nhất, như việc bị sa sút trí tuệ, lo âu, sợ hãi, căng thẳng,..

Thời gian học online và phải ở nhà quá lâu nên học sinh có thể bị mất tập trung, giảm hứng thú và động cơ học tập; cảm thấy chán học, hoặc căng thẳng trong học tập. Nhiều học sinh cảm thấy cô đơn, bối rối, buồn, quan hệ bạn bè giảm sút, kém chất lượng. Nguyên nhân bởi thiếu đi sự tương tác bạn bè, thiếu tương tác cảm xúc khi giao tiếp bị hạn chế.

Học trực tuyến, các em sẽ không có các hoạt động tập thể như khi học trực tiếp

Tham gia vào mạng xã hội hoặc tương tác qua các ững dụng học tập khiến cho học sinh trở nên ngại giao tiếp tương tác thật, có thể thu minh hoặc giao du thái quá và bị lệ thuộc và bạn bè trên mạng xã hội.

Việc ngồi quá nhiều trước các thiết bị điện tử sẽ có hại cho mắt, não và các bộ phận khác của cơ thể. Bên cạnh đó, tâm lý học sinh cũng sẽ không ổn định, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung và sa sút trí nhớ. Sau thời gian dài học trực tuyến, nhiều học sinh đã xuất hiện các dấu hiệu như chán nản, lo lắng, buồn, sợ hãi, bối rối, giảm hứng thú, bất an, bồn chồn, mất tập trung, mệt mỏi, khó giữ được cảm xúc. Điều này khiến khả năng chú ý, tập trung của người học hạn chế nên khi ngồi trước điện thoại, máy tính lâu sẽ cảm thấy mệt mỏi.

Học online đồng nghĩa với việc các em không được tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng và các phong trào trong trường học. Chính vì thế, nhiều em học sinh cảm thấy rất bức bối, bí bách. Bởi trước đây, ngoài việc học, các em còn được tham gia vào các câu lạc bộ, các hoạt động nhóm hay các hoạt động thể dục thể thao, các phong trào tập thể ngoài giờ học chính khoá.

Bên cạnh đó, hàng ngày học sinh thường xuyên tiếp nhận nhiều thông tin truyền thông về dịch bệnh, tệ nạn, khó khăn, thiếu thốn của mọi người, sự chết chóc của những người bị nhiễm bệnh, về việc trẻ em bị nhiễm bệnh, trẻ em mồ côi do cha mẹ mất vì Covid-19 cũng sẽ dẫn đến tâm lý lo lắng, bất an.

ớng dẫn học sinh vượt qua cảm xúc tiêu cực khi học trực tuyến

Theo các chuyên gia, với nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến sức khoẻ về thể chất, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chủ động chăm sóc bản thân, lên kế hoạch sinh hoạt khoa học như ăn, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc; thời gian ngủ nên trước 10h30' tối và thức dậy vào giờ phù hợp để kịp ăn uống, học online mà không quá cập rập. Cùng với đó, tập thể dục hàng ngày, vận động nhẹ nhàng trong giờ học, có thể nhắm mắt khi nghe giảng bài để hạn chế nhìn màn hình máy tính.

Có thể nhắm mắt khi nghe giảng bài để hạn chế nhìn màn hình máy tính

Với những vấn đề tâm lý liên quan đến học tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ tích cực; chủ động mở lòng chia sẻ với thầy cô, cha mẹ, người thân về khó khăn của mình để nhận được sự trợ giúp.

Khi học căng thẳng, giáo viên tổ chức cho học sinh vận động nhẹ nhàng, hít thở thật sâu để thư giãn; trong khi học nên có những quãng nghỉ để thay đổi tư thế, không ngồi quá lâu trước màn hình. Giáo viên hướng dẫn các em có một số vật dụng giúp thư giãn sau giờ học như đánh đàn, chơi bóng, gấp giấy,...

Với học sinh khó khăn tâm lý liên quan đến giao tiếp, giáo viên cần hướng dẫn các em chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình với bạn bè, người thân, thầy cô giáo hay bất kỳ ai mà mình thấy tin tưởng.

Giáo viên phối hợp với phụ huynh thiết lập thời gian sử dụng điện thoại, Internet trong ngày hợp lý. Cố gắng hướng học sinh tăng cường nói chuyện, tương tác với người thân trong gia đình.

Khi có vấn đề tâm lý liên quan đến gia đình, giáo viên hãy gợi mở cho học sinh biết cách tìm đến người mà mình yêu thích để chia sẻ, không nên giữ trong lòng và chịu đựng một mình; giữ khoảng cách với thành viên mà bản thân thấy không hợp; tìm đến các thú vui của bản thân như nghe nhạc, xem phim hài,..

Học sinh cũng không nên tìm hiểu sâu, quá nhiều về những thông tin liên quan đến dịch bệnh hay tệ nạn xã hội, mà dành thời gian cho công việc gia đình như nấu cơm, dọn rửa nhà cửa,..

Giáo viên là người trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và tiếp thu kiến thức của học sinh. Việc ứng xử đúng cách của thầy/ cô, sự quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ của giáo viên trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong điều kiện dạy học trực tuyến, sẽ giúp học sinh vượt qua những cảm xúc tiêu cực, cân bằng tâm lý và phát triển một cách bình thường trong điều kiện dạy học "không bình thường".

PGS.TS. PHẠM MẠNH HÀ

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top