Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thế hệ mới nói “Không với quấy rối”

Thứ Tư 20/10/2021 | 10:12 GMT+7

VHO- Theo khảo sát nhỏ gần đây của Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi (CLB COC) trường Đại học GTVT với 100 thanh thiếu niên: 75% những người được hỏi đã từng bị quấy rối, xâm hại, trong đó có đến 58.3% thủ phạm là những người đàn ông xa lạ và có đến có đến 23.7% người được hỏi im lặng khi bị quấy rối hoặc chứng kiến các hành vi quấy rối.

 Các bạn trẻ đại diện cho thế hệ Gen mới nói “Không” với quấy rối

 Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Plan International Vietnam thực hiện buổi trò chuyện trực tuyến với chủ đề “Thế hệ mới: Nói không với quấy rối” nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em gái 11.10, ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10 và hướng tới Tháng Hành động quốc gia vì Bình đẳng giới.
Không đề cập quá nhiều hay đi sâu vào những vấn đề mang tính chuyên môn, những lý thuyết, buổi trò chuyện với sự tham gia của những người trẻ thế hệ Gen Y, Gen Z đã chia sẻ những câu chuyện, những trải nghiệm thực tế về vấn đề quấy rối phụ nữ, trẻ em gái ở nơi công cộng và trên môi trường mạng dưới góc nhìn của người trẻ, từ đó cùng nhau đưa ra những gợi ý, sáng kiến góp phần vào việc giảm thiểu, chấm dứt hành vi quấy rối phụ nữ và em gái, tạo nên cộng đồng an toàn không chỉ cho phụ nữ, trẻ em gái mà còn cho tất cả mọi người. 
Lý giải cho sự im lặng của nạn nhân và cộng đồng, anh Việt Anh chia sẻ góc nhìn cá nhân: “Theo mình, đa phần sự im lặng đến từ cảm giác yếu thế. Nạn nhân bị quấy rối cảm thấy họ không có khả năng phản kháng hoặc có lên tiếng cũng không giải quyết được vấn đề nên họ im lặng. Những người chứng kiến xung quanh có thể cũng lo sợ việc lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến bản thân mình hay gặp những hệ quả tiêu cực, điều này cũng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, mình mong các bạn hiểu và tin rằng: Chúng ta chỉ yếu thế khi chúng ta im lặng, còn nếu chúng ta lên tiếng tố giác, chính kẻ quấy rối, xâm hại mới là người yếu thế”. Bạn Nguyễn Ngọc Nhi cũng chia sẻ câu chuyện của bản thân và đưa ra gợi ý cho các bạn nữ: “Cá nhân em cũng từng chứng kiến những trường hợp, câu chuyện những bạn nữ xung quanh em bị quấy rối, đặc biệt là trên phương tiện công cộng như xe buýt. Sự im lặng của các bạn vô tình sẽ khiến cho những hành động này tiếp diễn. Nếu không may là nạn nhân, các bạn có thể lên tiếng bằng cách yêu cầu thủ phạm dừng ngay hành động này, chủ động đứng ra thủ phạm, hoặc lên tiếng nhờ lái xe, phụ xe, những người xung quanh giúp đỡ. Sẽ luôn có người giúp đỡ các bạn”.
Bàn về ranh giới giữa những lời tán thưởng, khen ngợi và trêu ghẹo, quấy rối, bạn Nguyễn Trọng Tiến cho biết: “Thực ra ranh giới này rất mong manh, nhưng hoàn toàn có thể nhận biết được, thể hiện qua ánh mắt, lời nói và cử chỉ. Đó sẽ là lời khen ngợi nếu đi kèm với những cử chỉ, ánh mắt thân thiện, nhưng nếu ánh mắt nhìn chằm chằm, cử chỉ đùa cợt, từ ngữ khiếm nhã thì sẽ là quấy rối.” Cùng quan điểm với bạn Tiến, anh Trung Anh bổ sung: “Không phải loài hoa nào cũng có thể hái, cũng như không phải bạn gái nào cũng có thể trêu, điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thân thiết trong mối quan hệ của người nói và người nghe. Tuy nhiên, dù là mối quan hệ nào cũng cần sự khen ngợi khéo léo, tránh những câu trêu đùa liên quan đến tình dục, trêu đùa cơ thể người khác”.
Những năm gần đây, với việc bước vào thời đại 4.0, khi chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là đã có thể tiếp cận internet dễ dàng và nhanh chóng thì phụ nữ và trẻ em gái còn đứng trước nguy cơ là nạn nhân của quấy rối trên môi trường mạng. Những hành vi quấy rối thông thường có thể là những bình luận khiếm nhã bình phẩm về ngoại hình phụ nữ như “ngon”, gạ gẫm, tán tỉnh, chia sẻ hay gửi những hình ảnh, clip nhạy cảm, bị tung tin sai sự thật... Internet là ảo nhưng có thể để lại những tổn thương, những hậu quả thật với nạn nhân. Ở góc độ một người phụ nữ, đồng thời cũng là một thành viên tích cực của CLB COC với nhiều hoạt động, nỗ lực góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, bạn Ngọc Nhi chia sẻ: “Chúng ta không thể chọn việc mình có là nạn nhân của quấy rối hay không, nhưng chúng ta có thể học cách ứng phó và phản kháng. Đối với em, em sẽ không trò chuyện với người lạ, không click vào những hình ảnh, đường link được gửi từ người lạ, sẽ chặn tài khoản đó và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, thầy cô giáo và cơ quan chức năng nếu sự việc nghiêm trọng hơn”.
Theo chị Chu Thu Hà, Quản lý truyền thông Viện MSD, một số kỹ năng an toàn trên internet mà ai cũng có thể áp dụng như tránh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội, sử dụng mật khẩu phức tạp, cài đặt các bước bảo mật an toàn để hạn chế rò rỉ những thông tin, hình ảnh cá nhân, không tham gia các nhóm, nhóm chat có nội dung không lành mạnh... để giảm thiểu tối đa việc trở thành mục tiêu công kích, quấy rối hay trở thành những người quấy rối trên Internet. 
Bạn Nguyễn Trọng Tiến chia sẻ về những nỗ lực của cá nhân và CLB COC Trường Đại học GTVT: “Chúng em sẽ tận dụng mặt tích cực của mạng xã hội, đặc biệt là gần đây có tham gia cuộc thi sáng kiến truyền thông do Plan và MSD tổ chức để thực hiện các chiến dịch, các sản phẩm truyền thông để những thông điệp tích cực có thể đến gần với các bạn trẻ. Em nghĩ rằng ai cũng có thể đồng hành trong việc chấm dứt quấy rối, xây dựng xã hội an toàn chỉ đơn giản bằng cách like, bình luận, chia sẻ những thông tin tích cực và hữu ích”. 

 NGUYỆT MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top