Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lo ngại tái diễn bất bình đẳng trong tiếp cận thuốc điều trị Covid-19

Thứ Tư 20/10/2021 | 09:49 GMT+7

VHO- Dù chưa được cấp phép sử dụng chính thức, nhưng ứng viên tiềm năng cho thuốc uống điều trị Covdi-19 Molnupiravir đã được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, đặt hàng sớm.

 Nguy cơ tái diễn tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thuốc điều trị Covid-19 Ảnh: MERCK

Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại, các nước thu nhập thấp có thể sẽ lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn cung thuốc điều trị Covid-19.

Nhiều nước “gom hàng” sớm

Ngày 11.10, hãng dược Merck & Co đã gửi đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc uống điều trị Covid-19 Molnupiravir tới Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Kết quả thử nghiệm lâm sàng do Merck & Co công bố cho thấy, thuốc có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta. Thuốc giúp giảm 50% tỷ lệ số ca bệnh nặng phải nhập viện, hoặc số ca tử vong.

Đây được xem là một bước tiến tích cực trong cuộc chiến kiểm soát đại dịch, giúp các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ và vừa có thể điều trị ngoại trú. Bác sĩ, PGS Sanjaya Senanayake tại Trường Y Đại học Quốc gia Australia cho biết, không giống như vắc xin tạo ra phản ứng miễn dịch, Molnupiravir ngăn chặn virus sinh sôi. Dù vậy, thuốc uống không phải là biện pháp thay thế cho vắc xin. Nghĩa là cách tiếp cận sẽ tương tự như cách kiểm soát bệnh cúm, có vắc xin ngừa cúm, nhưng cũng cần thuốc kháng virus để điều trị những người nhiễm bệnh.

Đáng chú ý, theo công ty phân tích Airfinity, ít nhất 10 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết các thỏa thuận hoặc đang đàm phán để mua thuốc Molnupiravir, bao gồm New Zealand, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Các nước từng “chậm chân” trong cuộc đua vắc xin ngừa Covid-19 hiện đang rốt ráo tìm cách tiếp cận nguồn cung thuốc đặc trị. Thêm nữa, Mỹ cũng đã đồng ý trả 1,2 tỉ USD cho 1,7 triệu liệu trình nếu thuốc được phê duyệt, và dự kiến thêm 3,5 triệu liệu trình vào tháng 1.2023. Động thái của nhiều quốc gia đang dấy lên một cuộc đua tiếp cận nguồn cung thuốc uống điều trị Covid-19 ngay ở giai đoạn thử nghiệm. Bác sĩ Sanjaya Senanayake cảnh báo, nếu chỉ chú trọng bảo vệ người dân đất nước mình trong khi đại dịch vẫn diễn ra ở các quốc gia khác thì một biến thể mới kháng thuốc rất có thể sẽ xuất hiện.

Nguy cơ bất bình đẳng

Hiện đã có một số ít các loại thuốc có khả năng điều trị Covid-19 hiệu quả, nhưng giá thành đắt đỏ cùng với quy trình sử dụng phức tạp, lại khan hiếm, nên gần như vắng bóng tại các nước nghèo. Trong khi đó, kế hoạch tung ra thuốc viên kháng Covid-19 của hãng dược Merck & Co được cho là dễ sử dụng và giá cả thấp hơn thì có nguy cơ lặp lại vấn nạn bất bình đẳng như vắc xin trong quá trình phân phối trên toàn cầu.

Báo cáo gần đây của Chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó Covid-19 đã nêu ra quan ngại, các cơ quan của LHQ hành động chưa đủ nhanh để đảm bảo đầy đủ những liệu pháp điều trị mới tiềm năng trước thời hạn, trong đó có cả thuốc của Merck & Co. Để giảm thiểu nguy cơ bất bình đẳng, Merck & Co đã đưa ra một số loại thuốc generic (bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau) của thuốc kháng virus Molnupiravir. Theo đó, Merck & Co cho phép 8 nhà sản xuất thuốc tại Ấn Độ bào chế các loại thuốc generic của Molnupiravir nhưng có giá thành rẻ hơn để cung cấp cho 109 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Động thái của Merck & Co trái ngược với các nhà sản xuất vắc xin trước đó, là không ngừng chống lại các lời kêu gọi từ bỏ bản quyền để tăng nguồn cung. Các nhà hoạt động ủng hộ mở rộng tiếp cận dược phẩm đánh giá, đây là một khởi đầu đáng khích lệ, nhưng mới chỉ là một bước rất nhỏ trong nỗ lực hướng đến phân phối công bằng. Thực tế, việc sản xuất thuốc gốc theo hợp đồng không đồng nghĩa với bảo đảm tiếp cận toàn cầu. Giấy phép sản xuất thuốc gốc chỉ hạn chế trong một số vùng lãnh thổ, khiến một số nước thu nhập trung bình có hệ thống y tế yếu kém phải chấp nhận mức giá thuốc cao như các nước giàu. Thêm nữa, việc Merck & Co ký kết thỏa thuận tự nguyện chỉ riêng với các công ty dược của Ấn Độ dẫn tới mức độ tập trung sản xuất lớn và điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ gián đoạn cung ứng như với vắc xin.

Trước đó COVAX đã phụ thuộc rất nhiều vào Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) về nguồn cung vắc xin. Khi dịch bệnh bùng phát tại Ấn Độ, Chính phủ nước này đã cấm xuất khẩu vắc xin, gây đứt đoạn nguồn cung cho COVAX. Từ hoạt động phân phối vắc xin ngừa Covid-19 cho thấy, khi nguồn cung hạn chế, những quốc gia có khả năng chi trả sẽ được tiếp cận thuốc trị bệnh sớm hơn. Và nguy cơ các nước giàu sẽ lại tiếp tục thống lĩnh nguồn cung thuốc điều trị Covid-19. 

 HẢI MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top