Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật Huế: Ba năm chưa có nhà trưng bày, bảo quản là... bình thường

Thứ Hai 11/10/2021 | 10:18 GMT+7

VHO- Sau gần 3 năm thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật Huế vẫn chưa có trụ sở khiến cho công tác vận hành, hoạt động gặp không ít khó khăn. Nhiều tác phẩm mỹ thuật được hiến tặng, sưu tầm và mua hằng năm đành phải cất kín trong kho.

  Mt chương trình trin lãm và giao lưu do Bo tàng M thut Huế t chc cuối năm 2020

Tháng 11.2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Đây là niềm vui lớn sau nhiều năm mong chờ của các đơn vị, các nhà chuyên môn và giới mỹ thuật Huế.

Cần một địa điểm phù hợp

Bảo tàng Mỹ thuật Huế được thành lập có trụ sở tại TP Huế với 3 không gian: Không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật; không gian trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng và không gian trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị. Vốn dĩ hai không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị đã có sẵn nên không còn băn khoăn, nhưng trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật nhiều năm qua vẫn chưa có nơi chốn. Bảo tàng Mỹ thuật Huế ban đầu cũng từng dự kiến sẽ đặt trụ sở tại số 10 Lý Thường Kiệt trước khi chọn được trụ sở mới khang trang và phù hợp hơn, nhưng cũng không được thực hiện.

Theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, hiện là thành viên Hội đồng Khoa học của Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Huế từng là nơi đào tạo, sinh sống của nhiều họa sĩ tên tuổi. Những người từ Huế cũng phát triển và thành danh trong lĩnh vực mỹ thuật. Cùng với đó, Thừa Thiên Huế vốn đã có 2 trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, đây là những thuận lợi lớn cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Thế nhưng, không phải chỉ dừng lại ở hai trung tâm nghệ thuật này mà phải hoàn chỉnh cơ sở vật chất về trụ sở và bộ máy để hoạt động, phát huy giá trị mỹ thuật và thiết chế văn hóa của vùng đất di sản. Họa sĩ Đặng Mậu Tựu “nhắc” lại chuyện lãnh đạo tỉnh từng tuyên bố sẽ dùng trụ sở của UBND tỉnh tại số 16 Lê Lợi để làm Bảo tàng Mỹ thuật Huế (sau khi cơ quan này chuyển về Trung tâm hành chính tỉnh ở Khu đô thị An Vân Dương, TP Huế). Liệu “phát ngôn” này còn có giá trị hay không?

“Ta đặt nền móng cho ngày hôm nay thì ta phải nghĩ đến cho hơn 300 năm sau. Chọn không gian cho bảo tàng là phải vậy, chứ không phải chỉ quyết định cho có, rồi sau này lại dẹp chỗ này tìm chỗ kia”, họa sĩ Đặng Mậu Tựu trăn trở. Cũng có một số ý kiến cho rằng, trụ sở của UBND tỉnh quá rộng và “loãng”, có lối kiến trúc và kết cấu không phù hợp với một không gian của bảo tàng, nên cần tìm vị trí khác phù hợp hơn, đáp ứng được hoạt động của bảo tàng và phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nên chọn cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế một vị trí dọc đường Lê Lợi (ven bờ Nam sông Hương). Đây là không gian mở, cộng đồng dễ dàng tiếp cận, và qua đó phát huy được giá trị của thiết chế văn hóa này.

Trước đó, cũng vào cuối năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định số 2209/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Không gian văn hóa nghệ thuật trung tâm thành phố Huế” (đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường Tiền). Theo đó, không gian này nhằm kết nối hệ thống các trung tâm nghệ thuật, nhà trưng bày, bảo tàng,… tạo điểm nhấn, nâng cao vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế; hình thành không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng; tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, lựa chọn một vị trí ở khu vực này là phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Để các tác phẩm mỹ thuật không bị “nằm kho”

Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã “sở hữu” 102 tác phẩm mỹ thuật (bao gồm được hiến tặng, sưu tầm và mua), trong đó có 40 tác phẩm do Hội Mỹ thuật Việt Nam trao tặng. Những tác phẩm của Bảo tàng gắn liền với sự phát triển của mỹ thuật Huế, trong đó có nhiều họa sĩ tên tuổi nổi tiếng của Việt Nam và có đóng góp cho mỹ thuật Huế, như: Họa sĩ Mai Trung Thứ, Tôn Thất Sa, Tôn Thất Đào, Hoàng Đăng Nhuận…

Thế nhưng, các tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế đều phải “cất kho” khi không có không gian để trưng bày, giới thiệu đến công chúng, bởi bảo tàng chưa có trụ sở và không gian trưng bày mỹ thuật như định hướng ban đầu khi thành lập. Đầu tháng 10 vừa qua, Hội đồng thẩm định sưu tầm tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật tiếp tục thẩm định và đề xuất mua thêm 13 tác phẩm mỹ thuật trong năm 2021. Số lượng tác phẩm tăng lên hằng năm, bảo tàng phải bảo quản “ké” trong kho của 2 Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, nhưng không gian nhà kho cũng có giới hạn, về lâu dài, cần có một cơ sở để bảo quản và trưng bày riêng cho các tác phẩm mỹ thuật này. Dù là địa phương “có tiếng” về hệ thống di sản văn hóa nhưng thực tế thiết chế văn hóa tại Thừa Thiên Huế đang ở mức thiếu và yếu so với nhu cầu và tốc độ phát triển của xã hội. Cả tỉnh hiện có 5 bảo tàng công lập, tuy nhiên chỉ có Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên Huế có được trụ sở, còn lại đều phải “ăn nhờ ở đậu” các cơ sở khác, và riêng Bảo tàng Mỹ thuật thì vẫn chưa có trụ sở chính.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế, thông tin Sở sẽ tổ chức một cuộc triển lãm quy mô về chủ đề “Mỹ thuật Huế: Quá khứ - hiện tại và tương lai” tại kỳ Festival Huế 2022 tới. Không gian trưng bày này, đơn vị sẽ tính toán để thuê khu vực phù hợp và qua đó để công chúng thấy được giá trị và thế mạnh của mỹ thuật Huế, qua đó hiểu được cần có trụ sở và không gian trưng bày cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế như thế nào. Theo lãnh đạo Sở VHTT, Bảo tàng Văn hóa Huế (thuộc UBND TP Huế) đã từng có trụ sở tại số 23-25 Lê Lợi. Đến năm 2020, bảo tàng này đã bị “xóa tên” và trở thành một bộ phận trưng bày thuộc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao TP Huế. Nếu được tỉnh quan tâm để chọn địa chỉ này cho trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật Huế thì phù hợp, bởi cùng nằm trên một trục đường Lê Lợi, gần với các Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị cũng như các không gian văn hóa ở bờ Nam sông Hương như đề án mà UBND tỉnh đã phê duyệt.

“Bảo tàng Văn hóa Huế vốn có hơn 5.000 hiện vật, theo tôi cần xem xét phân loại, những hiện vật nào phù hợp thì đưa về bảo quản, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử tỉnh, những hiện vật phù hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế thì phân cho đơn vị này tiếp quản, qua đó sẽ phát huy được giá trị của các hiện vật hơn. Trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế vốn là khu nhà kiến trúc kiểu Pháp (cũng từng là trụ sở của UBND TP Huế) có quy mô phù hợp, có không gian mở và thoáng nên công chúng dễ dàng tiếp cận”, ông Phan Thanh Hải đặt vấn đề. 

 SƠN THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top