Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hà Nội tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022: “Cuộc đua” khốc liệt vào lớp 10 công lập

Thứ Tư 14/07/2021 | 10:37 GMT+7

VHO- Năm nay, dự kiến Hà Nội sẽ tuyển khoảng 158.940 chỉ tiêu vào lớp 1 (giảm 4.000 học sinh) và lớp 6 tuyển 130.633 chỉ tiêu (giảm khoảng 1.300 học sinh) so với năm học 2020-2021. Riêng khối lớp 10 có 93.362 học sinh đăng ký dự tuyển, trong khi tổng chỉ tiêu của các trường công lập chỉ là 67.446 học sinh.

 Thí sinh tại Kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội

 Như vậy, trong khi đầu vào lớp 1 và lớp 6 “hạ nhiệt” thì cuộc đua vào các trường THPT công lập vẫn khá căng thẳng.

Tuyển sinh đầu cấp cả trực tiếp và trực tuyến

Năm học này, công tác tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và huy động trẻ 5 tuổi vào mầm non tại thành phố được thực hiện thông qua xét tuyển và phân tuyến học sinh theo địa bàn cư trú. Hình thức tuyển sinh trực tuyến được các quận, huyện phát huy nhằm tạo thuận lợi cho phụ huynh, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo báo cáo mới nhất của Sở GD&ĐT Hà Nội, tổng số hồ sơ đã đăng ký thành công là 99.400 (chiếm 67% số hồ sơ phân tuyến). Thời điểm có số hồ sơ đăng ký nhiều nhất chỉ trong 1 giờ đồng hồ từ 8h-9h ghi nhận có tới 26.081 hồ sơ tại 688 trường tiểu học. Một số đơn vị có tỷ lệ đăng ký trực tuyến cao là Thanh Oai (98,8%), Mỹ Đức (94,5%), Đan Phượng (87,2%), Cầu Giấy (75,5%), Hoàng Mai (75,2%), Hai Bà Trưng (74,7%). Đáng chú ý, trong khi một số huyện ngoại thành có tỷ lệ đăng ký trực tuyến cao, thì nhiều quận, huyện nội thành lại có tỷ lệ đăng ký thấp, như Đống Đa mới chỉ đạt 44,5%, Tây Hồ 53,6%. Đặc biệt, đã có 59 trường đã hoàn thành chỉ tiêu.

Theo kỳ vọng của ngành GD&ĐT Hà Nội, cổng điện tử tuyển sinh trực tuyến sẽ giúp đảm bảo quyền lợi được tuyển sinh theo đúng tuyến, cha mẹ học sinh không phải theo dõi, tìm hiểu nhiều luồng thông tin trên các phương tiện truyền thông, cũng như không phải trực tiếp đến trường để tìm hiểu thông tin tuyển sinh, đăng ký tuyển sinh cho học sinh, giảm bớt những khó khăn, bất cập trong công tác tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp. Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã 2 lần mở cổng thông tin tuyển sinh đầu cấp để phụ huynh đăng ký thử. Các phòng GD&ĐT địa phương đã triển khai đến từng trường; các trường thông báo đến từng cha mẹ học sinh để thực hiện đăng ký tuyển sinh trên hệ thống chạy thử. Việc này giúp phụ huynh thuần thục các bước đăng ký, đảm bảo quyền lợi cho con em mình. Ghi nhận sau khi kết thúc đợt đăng ký tuyển sinh thử nghiệm vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 theo hình thức trực tuyến vào cuối tháng 6 vừa qua, đã có hơn 240.000 hồ sơ đăng ký thử nghiệm thành công.

“Cuộc đua” vào lớp 10 công lập

Hiện Hà Nội có khoảng 110.759 học sinh xét tốt nghiệp THCS, tăng khoảng 6.220 học sinh so với năm học trước, trong đó khoảng 90.730 dự tuyển vào lớp 10. Tuy nhiên, theo chỉ tiêu đã được công bố, chỉ có khoảng 62% trong số này (68.670 học sinh) được tuyển vào các trường THPT công lập, 22% sẽ được tuyển vào trường THPT công lập tự chủ tài chính, trường THPT ngoài công lập (24.370 học sinh). Số còn lại sẽ vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc các trường nghề.

Để có thể vào lớp 10 công lập, học sinh sẽ tham dự 1 kỳ thi chung của thành phố theo đề án đã được UBND TP phê duyệt. Sau khi có kết quả thi và điểm chuẩn đầu vào, nhiều chuyên gia giáo dục đã nhận xét, điểm chuẩn lớp 10 trường top đầu Hà Nội năm nay tăng mạnh, đều lấy từ 48 điểm trở lên, tương đương với trung bình 8.0 điểm mỗi môn. Trong khi đó, các trường cuối bảng chỉ lấy điểm chuẩn trên dưới 20 điểm, cách rất xa so với các trường thuộc top đầu. Chẳng hạn như trường THPT Minh Quang, THPT Bất Bạt, có cùng điểm chuẩn là 18,05; các trường THPT Nguyễn Văn Trỗi và Mỹ Đức C có cùng mức điểm chuẩn 20; THPT Lưu Hoàng có mức điểm chuẩn 21... Sự cách nhau quá xa về điểm chuẩn sẽ dẫn đến kết quả học tập không đồng đều, tạo khoảng cách về kiến thức. Đồng thời, câu hỏi lớn được đặt ra là vì sao lại có sự chênh lệch quá lớn như vậy về điểm số đầu vào các trường THPT ở cùng một địa phương, giải quyết sự chênh lệch về kiến thức này như thế nào?

Điểm đầu vào còn làm nên “thương hiệu” của nhóm trường top đầu, thường là khoảng hơn chục trường trên toàn thành phố, khiến đây trở thành những ngôi “trường điểm”, là mục tiêu phấn đấu và ước mơ của học sinh từ trung bình khá trở lên, tạo thành một khoảng cách giữa các trường nhóm đầu và nhóm cuối khó san bằng...

 QUỐC HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top