Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cổng trời có là “nhà riêng” của nghệ thuật Việt?

Thứ Hai 05/04/2021 | 11:08 GMT+7

VHO- “Thông qua Cổng trời, chúng tôi muốn hoàn thiện con đường để nghệ sĩ Việt Nam bước ra thế giới với phương châm: Mở lối đi riêng, nâng tầm văn hóa Việt”, ông Phạm Toàn Thắng, người sáng lập dự án đã chia sẻ như vậy khi nói về nền tảng chuyển giao quyền sở hữu số trong nghệ thuật...

 Đội ngũ giám tuyển, cố vấn cho dự án

 Dự án hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề số hóa các tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam, trước mắt là lĩnh vực hội họa.

Mỹ thuật Việt bước vào thế giới kỹ thuật số

Ông Thắng cho biết, các phương thức kết nối truyền thống thông qua triển lãm, trưng bày, đấu giá hoặc các trang mạng xã hội đã không còn bắt kịp yêu cầu ngày càng đa dạng của công chúng, đồng thời bộc lộ những khiếm khuyết khi vấn nạn tranh giả, vi phạm tác quyền ngày càng tinh vi, đặc biệt làđại dịch Covid-19 đã ngăn mỹ thuật Việt Nam bước ra thế giới vàngược lại.

Theo nhóm dự án, các tác phẩm sẽ được số hóa và định danh chủ sở hữu bằng công nghệ NFT (Non Fungible Token) - đưa các tác phẩm nghệ thuật từ đời thực trở thành tác phẩm kỹ thuật số với tính xác thực và quyền sở hữu duy nhất trên nền tảng blockchain của KardiaChain, đảm bảo tính độc bản của bản kỹthuật số tồn tại song song với độc bản ngoài đời thực. Các độc bản kỹthuật số này có thể tạo thành kho dữ liệu để tương thích với các ứng dụng VRhome, Oculus… giúp người dùng xây dựng được một bộ sưu tập kỹthuật số/trí tuệ nhân tạo với chi phí tương đối thấp. Đồng thời, vẫn đảm bảo được tính xác thực, minh bạch trong chuyển nhượng giữa các nhà sưu tầm. Theo đó, giá trị của độc bản số sẽ tỉ lệ thuận với số lần chuyển nhượng. Với NFT, một nhà sưu tầm ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng có thể tiếp cận, sở hữu những tác phẩm nghệ thuật NFT của Việt Nam với đảm bảo 100% về quyền sở hữu, tính độc bản, khả năng chia sẻ và đảm bảo giá trị chuyển nhượng toàn cầu.

Cổng trời sẽ trở thành một địa chỉ giao dịch giữa người mua và người bán thông qua công nghệ và thị trường NFT. Thông qua nền tảng này, nhà sưu tầm sẽ đặt giá mua đối với sản phẩm trên, khi lệnh đặt mua được thực hiện, chủ sở hữu và nghệ sĩ/tác giả (trong một số trường hợp có thể là một người) sẽ nhận được thông báo từ Cổng trời và xem xét các lệnh đặt mua. Nếu mức giá đặt mua phù hợp với yêu cầu của chủ sở hữu và nghệ sĩ, họ sẽ thực hiện bước ký tên xác thực điện tử (gọi tắt là mãhóa). NFT sau khi hình thành sẽ được chuyển giao cho nhà sưu tầm và xác thực trên KardiaChain. Ở chiều bán sản phẩm, chủ sở hữu và nghệ sĩ chủ động tạo thành NFT theo quy trình trên và đặt giá bán. Khi khớp lệnh, NFT sẽ được chuyển giao cho nhà sưu tầm và lưu trữ tương tự.

 Các tác phẩm hội họa đang được đấu giá tại sàn giao dịch “Cổng trời”

Giao dịch trên sàn NFT đầu tiên của Việt Nam

Số liệu thống kê cho biết, chỉriêng hội họa, Việt Nam có một vùng tài nguyên rộng lớn nhưng chưa được bạn bè quốc tế khám phá. Hiện Hội Mỹ thuật Việt Nam có khoảng 2.000 hội viên, Hội Mỹ thuật TP.HCM gần 700 hội viên, chưa kể đến số hội viên của 63 tỉnh, thành còn lại cũng như các họa sĩ tự do, các nghệ sĩ đa tài xem hội họa là một cuộc dạo chơi nhưng vẫn tạo được dấu ấn của riêng mình. Các họa sĩ cóthu nhập triệu USD hằng năm có thể kể đến Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Luận, Thành Chương, Bùi Hữu Hùng, Đặng Xuân Hòa, Đào Hải Phong, Đình Quân… Các bức tranh Việt cũng khẳng định được giá trịtrên các sàn đấu giá quốc tế như: Lê Phổ với Khỏa thân (1,4 triệu USD), Đời sống gia đình (1,17 triệu USD); Tô Ngọc Vân với Vỡ mộng (1,16 triệu USD)… Cho đến nay chưa có bất kỳ họa sĩ Việt Nam nào NFT hóa tác phẩm của mình cũng như vẫn chưa hoàn toàn nắm giữ tác quyền về khai thác hình ảnh từ tác phẩm. Trong khi đó, thị trường NFT trên thế giới đã cóbước tiến mạnh mẽ trong năm 2020, hiện cótới 56 sàn giao dịch NFT trên thế giới

“Với đội ngũ cố vấn, giám tuyển giàu kinh nghiệm và có mối quan hệ rộng, cách tiếp cận đa ngành nghề, chúng tôi tin tưởng vào khảnăng thu hút được đại đa số họa sĩ Việt Nam tham gia vào dự án”, nhóm thực hiện khẳng định và cho hay trong thời gian ngắn nhất sẽ NFT hóa khối lượng trên 50.000 tác phẩm hội họa để giới thiệu và giao dịch trên sàn NFT đầu tiên của Việt Nam tại congtroi.org. Cùng với việc hợp tác, hỗ trợ từ nhiều đối tác, bè bạn như các cơ quan nhànước trên lĩnh vực văn hóa, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các nhà sưu tập cá nhân… nhóm dự án rất kỳvọng vào một cộng đồng NFT to lớn sẽđược xây dựng tương xứng với số lượng tác giả, tác phẩm. “Trên cơ sở thành công của dự án ở lĩnh vực hội họa, chúng tôi tham vọng tiếp tục mở rộng phạm vi trên các lĩnh vực khác của mỹ thuật như điêu khắc, sắp đặt, digital art… nói riêng và các lĩnh vực khác của văn hóa Việt như nhiếp ảnh, cổ vật, các sản phẩm phiên bản giới hạn hoặc độc bản… cung cấp cho các chủsở hữu một kênh quảng bá cũng như thu lợi từ bộ sưu tập cá nhân nhưng không ảnh hưởng đến yếu tố đời tư, an toàn hay các lýdo riêng khác”, ông Thắng bày tỏ.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, một số chuyên gia và giới họa sĩ cũng cho biết do “sàn giao dịch” này khá mới mẻ nên chưa biết được tính hiệu quả tới đâu. Cùng với đó, khi các tác phẩm được quảng bá một cách rộng rãi mà không có biện pháp hữu hiệu, chặt chẽ thì vấn nạn tranh giả, tranh chấp trong thanh toán, vi phạm tác quyền vẫn có thể xảy ra. Mặc dù vậy, giới mỹ thuật vẫn đang kỳ vọng vào một cánh cửa mới qua sự hỗ trợ của nền tảng số này.

GS.TS, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM cho biết, ông ủng hộ việc đưa các tác phẩm mỹ thuật lên nền tảng số bằng công nghệ NFT. “Đại dịch Covid-19 đã hạn chế rất nhiều việc tổ chức những cuộc triển lãm trực tiếp, tôi cho rằng Cổng trời là kênh truyền thông phù hợp cho các văn nghệ sĩ khi vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa đem lại hiệu quả cao hơn trong việc quảng bá tác phẩm. Thời gian tới, Hội sẽ kết hợp với Cổng trời để tạo những file riêng, hay nói cách khác là xây “nhà riêng” cho các họa sĩ là hội viên của Hội để thuận tiện trong việc tìm hiểu, tra cứu thông tin tác phẩm, cũng như trao đổi, mua bán và đưa nghệ thuật tiếp cận gần hơn với công chúng”. 

THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top