Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Việt Nam - Cuộc chiến 100 ngày” - Chuyện những người vào tâm dịch Covid-19

Thứ Tư 13/01/2021 | 15:03 GMT+7

VHO - Covid-19 đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân trên toàn Thế giới, Việt Nam cũng không phái ngoại lệ. Với những gì diễn ra trong hơn 100 ngày qua cho thấy, những giải pháp và chiến thuật hiệu quả của Việt Nam cùng với sự ủng hộ, đồng lòng của nhân dân khi "đánh giặc" vô hình Covid- 19.

Bộ phim tài liệu “Việt Nam - Cuộc chiến 100 ngày” do Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC  thực hiện chỉ với thời lượng 28 phút nhưng đã nêu bật được tinh thần Việt Nam "chống dịch như chống giặc" tuy chưa phải là chiến thắng cuối cùng, nhưng  qua các giai đoạn khác nhau và chúng ta đã giành thắng lợi trên từng chặng đường.

Ê kíp làm phim tiếp cận với bệnh nhân Covid-19

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, sự đồng lòng của nhân dân, Việt Nam đã và đang từng bước kiểm soát tốt dịch Covid-19. Đặc biệt là Những "chiến sĩ áo trắng", những người đang công tác trong ngành y tế, những người trực tiếp trên tuyến đầu chống dịch đã và đang ngày đêm làm việc không mệt mỏi giành lại sự sống cho người bệnh và không bao giờ hết hy vọng về sự thành công của cuộc chiến chống giặc vô hình này. Nhân dân từ hoang mang, hoảng loạn, thậm chí sợ hãi đã nhanh chóng lấy lại cân bằng và trở lại cuộc sống bình thường. Điều này đã được cả thế giới ca ngợi vì hệ thống y tế Việt Nam chưa hiện đại, ngân sách eo hẹp nhưng hiệu quả phòng chống dịch lại được đánh giá rất cao. Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn thế giới.

Chia sẻ những trải nghiệm đáng nhớ khi làm bộ phim tài liệu này, nữ nhà báo Phạm Nhung cho biết: "Khi bắt tay vào triển khai, chúng tôi đã có một kịch bản và câu chuyện cũng rất hay. Mọi việc dường như rất thuận lợi. Nhưng đúng là ý người không bằng ý trời, tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam có rất nhiều phức tạp và diễn biến thay đổi rất nhanh. Khi chúng tôi triển khai câu chuyện ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc đã rất kỳ công, nhưng vào giây phút cuối thì nhân vật chính của câu chuyện (bệnh nhân số 0 hay còn gọi là bệnh nhân siêu lây nhiễm) đã từ chối hợp tác với chúng tôi. Mọi diễn biến từ đó đã thay đổi hẳn vì nhân vật chính xuyên suốt câu chuyện từ chối không tham gia thì có nghĩa là toàn bộ phim cũng sẽ không thể thực hiện được nữa. Tôi đã phải thuyết phục bệnh nhân bằng mọi cách, những cuộc điện thoại nói chuyện tới 30 phút cũng không mang lại kết quả gì, chúng tôi đã về đến tận gia đình người bệnh thuyết phục cha mẹ và họ hàng, thậm chí chúng tôi đã phải nhờ đến cả Trưởng thôn, Chủ tịch xã.. và sau này chúng tôi tìm đến bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tìm gặp bác sĩ điều trị để thuyết phục bệnh nhân nhưng cũng không được”

Nữ nhà báo Phạm Nhung (thứ 2, bên phải) và ê kíp trước khi vào tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai

Cũng theo lời nữ nhà báo trẻ, sau Sơn Lôi thì những ngày tháng các anh em còn lại tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai - thời điểm Bệnh viện bị phong toả cũng rất ấn tượng. Lúc đó, tâm trạng của tất cả mọi người dân đều cảm thấy sợ hãi, ngày thường vào viện đã sợ, giờ còn sợ hơn. Kênh VTC14 là kênh đầu tiên của Đài Truyền hình VTC đã quyết định đưa ê kíp vào tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai. Các thành viên tham gia tác nghiệp đều rất sẵn sàng, không một ai băn khoăn về thời gian nửa tháng tác nghiệp là nửa tháng bị cách ly tại Bệnh viện.

Ê kíp làm phim đã  mặc bộ phòng dịch cả ngày để có những thước phim ấn tượng

Đã có những lúc  ê kíp làm phim định bỏ dở bởi vì, tình hình dịch thay đổi, mọi kế hoạch, câu chuyện của mình không được như ban đầu đặt ra. Nhiều cuộc điện thoại, nhiều lần thuyết phục nhân vật không được… Buồn có, chán nản có, thất vọng nhưng ngưng lại 1-2 hôm nữ nhà báo lấy lại tinh thần và quan trọng là được sự động viên, sát sao của Ban lãnh đạo kênh nên ê kíp lại không cho phép mình bỏ dở câu chuyện này. Và tất cả mọi người trong ê kíp lại mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang, tấm chắn bảo vệ, luôn mang trên người nước sát khuẩn và nghiêm túc tuân thủ sự chỉ dẫn của các cán bộ y tế khi tác nghiệp tại vùng dịch. Không những thế, các trang thiết bị từ micro, pin, chân máy…đều được bọc màng bảo vệ. Phạm Nhung cho rằng, với tình yêu và sự đam mê nghề nghiệp, dù khó khăn nhưng cũng không thể cản chân được các thành viên trong ê kíp. Đoạt giải Bạc thể loại phim tài liệu Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2020 sẽ là tiền đề quan trọng để tiếp tục có những bứt phá ở nhiều tác phẩm khác tại các cuộc thi khác.

T.LAM

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top