Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Huế sẽ không “đi ngủ sớm”

Thứ Sáu 08/01/2021 | 11:59 GMT+7

VHO- Là địa phương trọng điểm về du lịch của quốc gia nhưng trong thời gian dài vừa qua, Huế vẫn được xem là Thành phố “đi ngủ sớm”. Chính việc “khan hiếm” dịch vụ du lịch về đêm khiến cho thời gian lưu trú trung bình của du khách đến Huế chỉ dừng ở mức dưới 2 ngày.

 Du khách trải nghiệm ẩm thực Huế ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Để giữ chân du khách, UBND TP Huế đã xây dựng Đề án chi tiết về “Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đã được HĐND TP Huế thông qua. Đề án nhằm đẩy mạnh khai thác hiệu quả thế mạnh giá trị văn hóa, ẩm thực Huế và góp phần vào mục tiêu phấn đấu đón 6 triệu lượt khách vào năm 2025.

Điểm nhấn văn hóa nghệ thuật

Việc phát triển dịch vụ, du lịch ban đêm tại Huế được định hướng phạm vi với nhiều không gian khác nhau dựa trên những đặc điểm về văn hóa truyền thống, cảnh quan, tính kết nối trong hoạt động du lịch của địa điểm, nét hấp dẫn gắn với nét văn hóa riêng có của từng không gian… nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc. Cụ thể, sẽ hình thành không gian đi bộ trải nghiệm; hình thành không gian phố đi bộ mới; hình thành các phố mua sắm văn minh thương mại; hình thành sản phẩm du lịch đường sông; hoàn thiện và hình thành không gian trình diễn, giới thiệu làng nghề truyền thống; không gian ẩm thực và trải nghiệm chợ đêm Huế…

Văn hóa nghệ thuật được xem là điểm nhấn khác biệt, quan trọng tạo nên sự thành công một cách bền vững cho Đề án. Đẩy mạnh phát huy giá trị văn hóa Huế thông qua các sản phẩm du lịch về đêm, từng bước xây dựng Huế trở thành điểm đến hấp dẫn và nơi giao lưu văn hóa. Cụ thể, sẽ kết hợp các hoạt động ẩm thực về đêm với việc tổ chức các lễ hội, nghệ thuật đường phố, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, ca nhạc quần chúng, trò chơi dân gian, trình diễn áo dài…

TP Huế đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc triển khai kinh tế ban đêm, như các tuyến phố đi bộ, các tuyến phố thương mại, các bến xe thuyền, hệ thống xử lý nước thải và rác thải, hệ thống wifi, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở các công viên… Dự kiến, kinh phí thực hiện khoảng 472 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương để tập trung đầu tư hạ tầng và chỉnh trang đô thị, đồng thời huy động nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn khác.

Tái hiện làng nghề truyền thống

Trước mắt, trong năm 2021, UBND TP Huế sẽ tập trung đầu tư xây dựng chợ đêm Đông Ba; kết nối đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với các không gian phụ cận và đường đi bộ bờ Nam sông Hương; hình thành và khai thác phố đi bộ mới ở khu vực xung quanh Hoàng thành Huế qua các tuyến đường Lê Huân - Đặng Thái Thân - Đoàn Thị Điểm; tổ chức phố ẩm thực Trương Định; hình thành không gian giới thiệu nghề truyền thống tại 15 Lê Lợi; hình thành Trung tâm giới thiệu văn hóa nghệ thuật tại 65 Trần Hưng Đạo; nâng cao chất lượng phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu…

Trong những năm tiếp theo, từ 2022-2025, TP Huế sẽ hoàn thiện sản phẩm du lịch “đêm sông Hương” với không gian đi bộ 2 bờ sông Hương, trong đó cầu Trường Tiền sẽ trở thành tuyến đường đi bộ kết nối hai bờ sông Hương vào những tối cuối tuần. Cùng với việc đẩy nhanh công tác di dời, giải phóng mặt bằng ở khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý di sản Huế cũng lên kế hoạch tổ chức thí điểm các dịch vụ đêm tại khu vực di tích Thượng Thành - Eo Bầu theo mô hình “Đô thị nông nghiệp kết hợp du lịch”; hình thành cầu đi bộ kết nối công viên Dã Viên và cồn Dã Viên; hình thành các khu ẩm thực tại công viên Kim Long, công viên Chương Dương, các phố ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng - Bạch Đằng - Chi Lăng; khai thác sản phẩm phố đêm phố cổ Bao Vinh, phố Gia Hội kết hợp với không gian văn hóa nghệ thuật ở công viên đường Trịnh Công Sơn; hình thành các sản phẩm du lịch đường sông trên sông Đông Ba, sông Ngự Hà, sông Thọ Lộc và sông Hương…

Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế cho biết: Đề án này của Thành phố Huế vừa góp phần thực hiện Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045; đồng thời triển khai Quyết định 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

Hiện nay công tác chỉnh trang đô thị và đảm bảo trật tự đô thị đã triển khai khá tốt, nhất là ở các khu vực trung tâm. Song song với đó, địa phương cũng nghiên cứu nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch theo đề án, nhất là trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. 

THÙY AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top