Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Người trồng đào nhật tân (Hà Nội): Không lo thời tiết, chỉ lo… con “Cô vy”

Thứ Hai 14/12/2020 | 14:51 GMT+7

VHO-  Chỉ còn hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người làm nghề trồng đào ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) đang tất bật tuốt lá, chăm sóc cho cây chờ ngày xuất bán. Không chỉ lo lắng trước diễn biến thất thường của thời tiết, năm nay, người trồng đào Nhật Tân lại lo tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sức mua của người dân.

 Ông Dũng tuốt lá cho một gốc đào thế

Trên những cánh đồng trồng đào, những người nông dân trồng đào tất bật tuốt lá. Anh Trần Tuấn Việt, chủ một vườn đào khoảng 500 cây đào cổ, đào thế cho biết, thời tiết năm nay đến thời điểm này là khá thuận lợi. Chính vì thế, anh túc tắc thuê khoảng 5 người tuốt lá. Đến thời điểm cần thúc cho cây, vườn nhà anh thuê khoảng 20 người tuốt lá. Mỗi người tuốt lá được trả khoảng 300 - 400 nghìn đồng/ngày, cơm nuôi, nước rót. Bên cạnh tuốt lá, đây cũng là thời điểm đưa những cây đào lên chậu. Anh Việt cho biết, mỗi người anh thuê, mỗi ngày chỉ tuốt lá từ 1 - 2 cây. “Đào đã có mắt nụ, vì thế, người tuốt lá phải nhẹ nhàng, khéo léo để tránh làm gãy cành, rụng nụ. Có cây cao 3,5m, chị tuốt lá thuê tuốt 2 ngày mới xong. Với 500 cây đào, năm nay chắc hết khoảng 50 triệu tiền thuê tuốt lá”, anh Việt nói.

Đã 3 đời làm nghề trồng đào, anh Tuấn Việt cho biết, để có một mùa đào bội thu, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển, người trồng đào cũng đỡ trông chờ vào thời tiết. Giờ chỉ cần có điện thoại thông minh, người trồng đào mà có thể theo dõi dự báo thời tiết trước khoảng 2 tháng với độ chính xác rất cao. Do đó, người trồng đào có thể tính toán để làm sao cây đào ra hoa đúng thời điểm. Anh Việt cho biết, thời tiết năm nay lạnh như thế này, dự kiến hoa đào năm nay sẽ nở đẹp.

Cùng quan điểm với anh Tuấn Việt, ông Dũng, chủ vườn đào Dũng Ngà với khoảng 100 gốc đào thế cho biết, dự báo năm nay mùa đông khu vực miền Bắc khá lạnh, do đó, việc tuốt lá cũng diễn ra túc tắc. Vừa tuốt vừa nghe ngóng tình hình. Nếu cần thiết thì sẽ thuê người cấp tập. “Thời tiết thất thường, tôi chỉ tuốt lá nửa vườn, còn lại để nghe ngóng. Thời tiết không sợ, năm nay chỉ sợ con Cô vy thôi”.

Chị Trần Kim Dung, chủ một vườn đào ở đây cho hay, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, những người trồng đào sẽ gặp nhiều khó khăn về đầu ra. Chị cho biết, mọi năm, đến thời điểm này đa số đào trong vườn đã được khách đặt hàng gần hết với giá cao. Năm nay, lượng khách tìm giảm mà giá cũng không được như những năm trước. Những gốc đào to, đắt tiền mọi năm là của hiếm nhưng năm nay rất ít người hỏi.

Trong khi đó, đào của vườn nhà anh Việt chủ yếu là để cho khách quen thuê. Hiện đã nhận được khách đặt thuê chuyển khoảng 100 cây đào vào TP.HCM rồi, còn lại là đa số khách quen khắp nơi đặt thuê. Vườn có 500 gốc đào, thì có đến 400 khách hàng quen, năm nào cũng đặt. “Trông thì thế thôi, chứ trồng đào cũng đau đầu lắm. Mỗi năm bỏ ra từ 1,5 - 2 tỉ bạc, mưa thuận gió hòa thì không sao, gặp thời tiết cực đoan như năm 2018 thì các vườn méo mặt. Chưa kể mấy năm rồi, nhiều doanh nghiệp làm ăn bết bát, “bùng” cả tiền thuê đào”, anh Việt cho biết. Anh kể, có những “đại gia” đi xe mười mấy tỉ đến thuê đào. Có một “đại gia” làm gỗ ở Hưng Yên, thuê của anh gần 30 cây đào rồi cũng “bùng” tiền vì vỡ nợ. Công vận chuyển, chăm sóc cây đào mấy trăm triệu đồng coi như mất tăm. Còn một người ở Vân Đình cũng khoảng từng ấy cây, thuê cây xong chạy làng, coi như khoảng 300 triệu đồng cũng không thể đòi. “Tính đến giờ, tiền người ta “bùng” khi thuê đào cũng lên tới cả tỉ bạc. Có người thuê cây 7 năm nay, chưa trả một đồng cắc nào”, anh Việt nói.

Với người trồng đào Nhật Tân, thời tiết không thuận thì như ngồi trên đống lửa, bởi cả vườn cây bạc tỉ trở thành củi khô. Trong khi đó, những chủ vườn đào thế, đào cổ như anh Việt, ông Dũng… cũng như nhiều người khác ở Nhật Tân thì khách thuê đào chủ yếu là khách quen, thuê bằng chữ tín. Cho thuê xong thì cũng thấp thỏm chờ thu hồi cây và tiền. Cùng với đó, từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đang tác động không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như doanh nghiệp. Chính vì thế, người trồng đào Nhật Tân không chỉ thấp thỏm với thời tiết, vừa tuốt lá vừa nghe ngóng thời tiết mà còn nghe ngóng thông tin về tình hình dịch bệnh. “Mong sao từ giờ trở đi, tình hình dịch Covid-19 ở nước ta luôn được kiểm soát tốt, để người dân được đón Xuân bình thường như mọi năm, để dân trồng đào chúng tôi khỏi phải thấp thỏm lo sức mua giảm hay lo giãn cách xã hội”, một chủ vườn đào ở Nhật Tân cho biết. 

 Q.XƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top