Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Nguồn nhân lực VHTTDL trong ứng phó với  BĐKH khu vực ĐBSCL: Báo động về những “khoảng trống”

Thứ Hai 07/12/2020 | 11:53 GMT+7

VHO- Từ những kết quả điều tra, khảo sát đã phần nào làm lộ diện những “khoảng trống” không nhỏ trong đào tạo nguồn nhân lực ở lĩnh vực VHTTDL nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt. Có thể nói, trong nhiều chương trình, giải pháp được đề ra lại thiếu vắng mảng VHTTDL.

 Các ý kiến tại hội thảo nhấn mạnh vai trò đào tạo nhân lực trong ngành VHTTDL với ứng phó BĐKH

Tại hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH trong lĩnh vực VHTTDL khu vực ĐBSCL”, do Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa tổ chức, các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng về những tác động của BĐKH trong lĩnh vực VHTTDL khu vực ĐBSCL.

Đe dọa đến sự tồn tại của di sản văn hóa

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, những yếu tố, nguyên nhân gây BĐKH và các tác động của hiện tượng này đã là mối quan tâm toàn cầu. Nhiều quốc gia đã xây dựng những kịch bản trong tác động của BĐKH và kế hoạch ứng phó với nhiều giải pháp đặt ra. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động từ BĐKH, trong đó có khu vực ĐBSCL do yếu tố địa lý.

Báo cáo khảo sát tác động của BĐKH đến di sản văn hóa khu vực ĐBSCL, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuấn và cộng sự Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cung cấp một số thông tin về BĐKH tác động đến di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo đó, các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh bị ảnh hưởng trực tiếp do triều cường ngày càng dâng cao, gây ngập úng; tình trạng sụt lún đất ảnh hưởng đến kết cấu của các di sản kiến trúc. Do vậy, nhiều di tích kiến trúc buộc phải tu bổ, thay đổi vật liệu mới mang tính bền vững hơn, điều này làm thay đổi tính nguyên gốc của di tích. Bên cạnh đó, sự xâm thực của nước biển làm sạt lở những khu vực ven sông, ven biển đe dọa đến sự tồn tại các di tích… Đối với di sản văn hóa phi vật thể, sự BĐKH, môi trường tự nhiên thay đổi theo hướng tiêu cực làm cho đời sống các cộng đồng dân cư ĐBSCL ngày càng khó khăn. Một bộ phận lớn dân cư của ĐBSCL tìm đến các khu công nghiệp làm công nhân dẫn đến tập quán sống thay đổi, các tri thức bản địa, các làng nghề truyền thống dần bị mai một. Như vậy các di sản văn hóa phi vật thể cũng dần biến mất.

Các khảo sát cũng cho hay, tại các địa phương ĐBSCL hiện nay có 2 ngành là TN&MT, NN&PTNT có nhiều dự án đánh giá BĐKH và ứng phó BĐKH. Thực tế nhân lực các bảo tàng, ban quản lý di tích đều có nhận thức về BĐKH và tác động của BĐKH đến di sản văn hóa. Tuy nhiên, các cơ quan này vẫn chưa có những động thái hoặc kế hoạch ứng phó. Bên cạnh đó cộng đồng dân cư, khách tham quan tại các điểm di sản cũng chưa hiểu rõ hết hậu quả từ BĐKH cũng như hành động cụ thể để bảo vệ môi trường...

 Các chuyên gia nhận định, BĐKH đe dọa đến sự tồn tại của di sản văn hoá. Ảnh di tích quốc gia đình Mỹ Lương (Tiền Giang) bị thấp hơn nền đường rất nhiều

Có kế hoạch về ứng phó BĐKH, nhưng...

Công bố kết quả khảo sát về BĐKH với nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL, nhóm nghiên cứu của ông Phan Đình Dũng cho hay, những làng nghề, di tích, môi trường, cảnh quan... đã góp phần tạo sinh kế cho cư dân ĐBSCL bị ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH. Mùa nước nổi ở ĐBSCL là nét đặc trưng của Tây Nam Bộ không còn theo chu kỳ do BĐKH đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi khai thác hay các hoạt động của cư dân địa phương.

Những di sản văn hóa vật thể bị xâm hại, mai một đòi hỏi nguồn vốn lớn cho việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và cả nguồn nhân lực để tập trung quản lý, điều hành. Theo ông Dũng, việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở ĐBSCL trong ứng phó với BĐKH hiện nay chưa được chú trọng. “Tiếp xúc với một số lãnh đạo đơn vị ngành văn hóa, du lịch của địa phương, đoàn khảo sát nhận thấy, ý thức về BĐKH đối với khu vực ĐBSCL nói chung, về di sản văn hóa, đặc biệt về di tích lịch sử, làng nghề, đời sống cư dân,… bị ảnh hưởng, tác động từ BĐKH được quan tâm và đã nhận thức rõ. Điều này thể hiện trong các chiến lược, kế hoạch xây dựng đề án bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH của các địa phương. Các tỉnh thành khu vực ĐBSCL đều xây dựng đề án cụ thể trong từng giai đoạn gần và hướng đến tầm nhìn xa hơn, cụ thể đến năm 2030. Tuy nhiên, nội dung các chiến lược, đề án, kế hoạch này tập trung các giải pháp chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế, sản xuất nông nghiệp..., còn văn hóa, du lịch lại dường như thiếu vắng”, nhóm nghiên cứu của ông Dũng cho hay.

Kết quả khảo sát này cũng cung cấp thêm thông tin, một số cán bộ, viên chức trong quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch, các nhân viên tham gia trong điều hành, khai thác du lịch cho biết: Chưa bao giờ được bồi dưỡng kiến thức hay tập huấn thông tin về BĐKH đối với văn hóa, du lịch. Họ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng mang tính chất chung và nội dung nhấn mạnh đến kinh tế, môi trường về BĐKH hay nghiệp vụ về văn hóa, thể thao, gia đình của ngành… Nhìn từ góc độ này, có thể thấy một khoảng trống trong đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH đối với nhân lực văn hóa, du lịch ở ĐBSCL.

Theo các chuyên gia, để ứng phó với BĐKH ảnh hưởng đến di sản, các cơ quan quản lý di sản ở ĐBSCL cần một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, vì gìn giữ di sản không chỉ đơn thuần là theo dõi, bảo vệ, sửa chữa mà còn phải am hiểu được giá trị, thuộc tính của từng di sản cũng như đánh giá được những nguy cơ đối với di sản, từ đó lập kế hoạch nhằm gìn giữ và phát huy giá trị di sản tốt nhất. TS Từ Mạnh Lương, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường (Bộ VHTTDL) cho rằng, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ trong ngành VHTTDL cần thiết phải được trang bị kiến thức, kỹ năng về môi trường, nắm chắc thực trạng và kịch bản BĐKH vùng ĐBSCL.

Các trường ĐH lĩnh vực VHTTDL cũng cần xây dựng chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng xử lý về môi trường và BĐKH cho sinh viên và chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ các địa phương. 

 … Các tỉnh thành khu vực ĐBSCL đều xây dựng đề án cụ thể trong từng giai đoạn gần và hướng đến tầm nhìn xa hơn, cụ thể đến năm 2030. Tuy nhiên, nội dung các chiến lược, đề án, kế hoạch này tập trung các giải pháp chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế, sản xuất nông nghiệp..., còn văn hóa, du lịch lại dường như thiếu vắng.

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top