Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đẩy lùi ô nhiễm chất thải nhựa ở khu vực các Biển Đông Á

Thứ Sáu 27/11/2020 | 06:52 GMT+7

VHO- Chất thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, đang được xem là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Cần có sự tham gia của tất cả các khu vực công, khu vực tư nhân, tổ chức xã hội, các tổ chức của người dân và sự phối hợp giữa các quốc gia để cùng nỗ lực giải quyết thách thức này.

Hội nghị các giải pháp về chất thải nhựa khu vực các Biển Đông Á năm 2020 (SEA of Solutions) đã diễn ra diễn ra bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp từ ngày 24 -26.11. Hội nghị là sự kiện thường niên do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Cơ quan Điều phối các Biển Đông Á (COBSEA) phối hợp với các quốc gia tổ chức luân phiên tại Đông Nam Á nhằm trở thành nền tảng trao đổi các giải pháp và hợp tác nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm nhựa. 

Thứ trưởng Lê Minh Ngân phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị, lãnh đạo Việt Nam và đại diện một số lãnh đạo Chính phủ các nước ASEAN+3 đến từ Indonesia, Malaysia, Mianma, Nhật Bản, Hàn Quốc…  và các tổ chức trong nước và quốc tế đã chia sẻ nguy cơ ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương cũng như tầm quan trọng của những nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế trên cơ sở tiếp cận có hệ thống đối với các nguồn ô nhiễm khác nhau, cả trên đất liền và từ biển. Các đại biểu cũng nhấn mạnh việc cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau, các khu vực kinh tế-xã hội khác nhau (bao gồm các khu vực công, khu vực tư nhân, xã hội dân sự, các tổ chức của người dân) để cùng thực hiện các hành động cụ thể nhằm giải quyết thách thức ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân bày tỏ, với vai trò là quốc gia đồng chủ trì, Việt Nam nói chung và Bộ TN-MT nói riêng rất vinh dự đã được đóng góp vào thành công của hội nghị. Đồng thời khẳng định, việc sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nhựa không bền vững đã trở thành một mối đe dọa to lớn đối với hệ sinh thái và môi trường trên đất liền, ven biển cũng như đại dương. Để vượt qua thách thức này, tất cả các bên, bao gồm những nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nhân, người tiêu dùng phải cùng chung tay thay đổi một cách hệ thống cách thức sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nhựa.

“Cần nâng cao nhận thức của mọi người dân về những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm nhựa đối với môi trường sống và sức khỏe của con người. Từ đó sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng của người dân, đặc biệt đối với phụ nữ, qua đó khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, cũng như việc thu gom, phân loại, tái chế và sáng chế các sản phẩm nhựa có thể sử dụng cho nhiều mục đích. Hệ thống chính sách và pháp luật cần được tăng cường để tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, hiệu quả, mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, cũng như những biện pháp khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường. Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển để thực hiện các chương trình quản lý và phòng chống chất thải nhựa mang lại hiệu quả tích cực”, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh.

Các đối tác cam kết thực hiện Dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”

Theo Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), chống rác thải nhựa đại dương đồng nghĩa với việc chúng ta đang đóng góp vào một nền kinh tế biển bền vững. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam và đối tác trong khu vực để thay đổi, từ một trong những nước có ô nhiễm nhựa nghiêm trọng nhất thế giới để trở thành một trong những khu vực dẫn đầu trong các sáng kiến giải quyết rác thải nhựa. Việc Chính phủ Việt Nam đã thông qua Kế hoạch Hành động Quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, đánh dấu một mốc quan trọng trong khung chính sách quốc gia và thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam. Chúng ta cần hành động ngay bây giờ trước khi quá muộn, để cứu hành tinh cho chúng ta, và hướng tới phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” cũng được giới thiệu như một trong những dự án quan trọng trong lĩnh vực giảm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam. Được triển khai tại 9 tỉnh/thành và khu vực ven biển, Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn để thực hiện các chính sách ưu tiên liên quan đến chất thải nhựa, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Việt Nam.

 

N.KHANG

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top