Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Liên hoan thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Cục Di sản văn hóa đề nghị: Sở VHTTDL Thanh Hóa rà soát kỹ nội dung, báo cáo Bộ VHTTDL

Thứ Tư 25/11/2020 | 10:06 GMT+7

VHO- Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa có văn bản số 804/DSVH-PVT gửi Sở VHTTDL Thanh Hóa liên quan đến nội dung Liên hoan thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Liên hoan Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tỉnh Thanh Hoá mở rộng lần thứ 2 năm 2019 Ảnh minh họa

Văn bản nêu rõ, Cục Di sản văn hóa nhận được Giấy mời dự “Liên hoan thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” hát Văn, hát Chầu văn - năm 2020, tổ chức từ ngày 29.11 đến ngày 1.12, nhân kỷ niệm lần thứ 4 Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Chương trình đã được sự đồng ý của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa. Về vấn đề này, Cục Di sản văn hóa nêu ý kiến: Di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Tại mục 101,116 và 171 của Hướng dẫn thực hiện Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quy định: “... hoàn toàn tôn trọng các tập tục quyết định việc tiếp cận các phương diện cụ thể của các di sản, đặc biệt là những điều bí mật và có tính thiêng”; “... lưu ý đặc biệt đến phương thức mà các hoạt động này có thể tác động đến bản chất và sức sống của di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể biểu hiện trong các lĩnh vực nghi lễ...”; “Trong phạm vi các kế hoạch, chính sách và chương trình phát triển có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể hoặc có tiềm năng ảnh hưởng đến sự sống còn của di sản văn hóa phi vật thể, các quốc gia thành viên phải nỗ lực để đảm bảo rằng những kế hoạch, chính sách và chương trình này tôn trọng những vấn đề quan tâm về đạo đức và không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể có liên quan hoặc làm biến đổi bối cảnh hoặc bản chất tự nhiên của di sản đó”.

Do đó, việc tổ chức các hoạt động liên quan tới di sản này phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa, Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và cam kết của Việt Nam với UNESCO, Chương trình hành động quốc gia đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL công bố. Để đảm bảo các quy định nêu trên, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở VHTTDL Thanh Hóa rà soát kỹ các nội dung, hoạt động của Liên hoan và gửi báo cáo bằng văn bản, trong đó cần báo cáo cụ thể về các nội dung, hoạt động, cách thức tổ chức của Liên hoan về Bộ VHTTDL (qua Cục Di sản văn hóa) để Bộ xem xét, cho ý kiến trước khi tỉnh cho phép tổ chức. Cũng liên quan đến việc tổ chức Liên hoan nói trên, trước đó, Hội Di sản văn hóa Việt Nam (DSVH) đã có ý kiến tại văn bản số 60/ CV-HDSVHVN gửi Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa. Theo đó, Hội DSVH Việt Nam cho biết, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa đã không báo cáo Hội, gần đến ngày tổ chức, Hội có nhận được một số giấy mời tới dự Liên hoan và không có nội dung báo cáo kèm theo.

Theo Hội DSVH Việt Nam, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa, trực tiếp là Sở VHTTDL nên cuộc Liên hoan này cần quán triệt và tuân thủ chỉ đạo của tỉnh. Tuy nhiên, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa cũng đồng thời là tổ chức thành viên trực thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nên cần phải tiếp thu và nghiêm túc thực hiện Điều lệ Hội và ý kiến chỉ đạo của Hội, cụ thể về những vấn đề: Không thực hiện việc cấp Bảng vàng tôn vinh nghệ nhân vì không đúng chức năng của Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa, trái với tinh thần của Luật Thi đua - Khen thưởng; Điều lệ Hội Di sản văn hóa Việt Nam. Không tổ chức thi, đánh giá, xếp loại xuất sắc nhất cho: Thanh đồng, trang phục và trình diễn hầu đồng truyền thống kết hợp với đương đại... vì không đúng với tiêu chí, biện pháp và quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Luật Di sản văn hóa và Công ước 2003 của UNESCO, đặc biệt là đối với các di sản liên quan đến tín ngưỡng tâm linh.

Trong quá trình tổ chức Liên hoan cần có ý thức ngăn chặn, loại bỏ hiện tượng lợi dụng hầu đồng, lợi dụng niềm tin của nhân dân để trục lợi, kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng. Sau khi chấn chỉnh các nội dung nêu trên, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa được đề nghị có văn bản báo cáo Hội DSVH Việt Nam. Cũng vì những lý do trên, Hội DSVH Việt Nam không cử đại diện lãnh đạo Hội tham gia Hội đồng Tư vấn của sự kiện này và không có chủ trương cấp Bằng khen của Hội cho các tập thể, cá nhân tham gia Liên hoan do Hội không nắm được thành tích cụ thể của từng tập thể, cá nhân. 

 PHƯƠNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top