Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phụ nữ ở thành phố “ngại” sinh con

Thứ Bảy 21/11/2020 | 17:33 GMT+7

VHO- Xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa, vô sinh ngày càng cao… đang là những nguyên nhân khiến mức sinh ở đô thị thấp. Trong khi đó ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn lại có mức sinh cao tạo sự chênh lệnh mức sinh dẫn đến những áp lực trong việc cân bằng quy mô dân số.

Theo số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), hiện nay, cả nước có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (39 %) và 9 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế có quy mô dân số 19 % gồm: Hà Nội, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Hải Phòng, Bình Phước, Trà Vinh. Trong khi đó có 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao (42 % dân số).

Tại hội thảo về định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức mới đây, ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân DS-KHHGĐ cho biết, các địa phương có mức sinh cao chủ yếu ở các tỉnh, thành miền núi phía bắc. Các tỉnh này có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Điều này đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục của địa phương và cả nước.

Trong khi đó, mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.Kinh nghiệm các nước cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc giảm sinh nhưng chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh rất thấp về mức thay thế cho dù có nhiều chính sách khuyến khích sinh với nguồn lực đầu tư lớn.

“Nguyên nhân của mức sinh thấp liên quan đến xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đứt đỏ; lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ có tác động nhất định đến mức sinh thấp. Ngoài ra tình trạng phá thai tại khu vực tư nhân phát triển mạnh nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ có thẻ dẫn tới hậu quả vô sinh”, ông Mai Trung Sơn nói.

Do đó, theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mục tiêu đặt ra cho ngành dân số trong tình hình mới là cần phải điều chỉnh mức sinh, duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương sẽ góp phần ổn định quy mô dân số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. “Chúng ta cần phải có chính sách kiểm soát mức sinh cần điều chỉnh kịp thời khi mức sinh có xu hướng giảm và giảm sâu. Việc điều chỉnh này sẽ giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương góp phần giảm khoảng cách chênh lệch hoặc chí ít cũng làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư, giảm đói nghèo ở các khu vực khó khăn, nơi thường có mức sinh cao”, ông Tú nói.

Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, đối với địa phương có mức sinh cao, cần tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên. Đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của địa phương để thực hiện cuộc vận động “Dừng lại ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.

Ở địa phương đã đạt mức sinh thay thế, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, rà soát, từng bước bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Đồng thời, từng bước đề xuất ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng tại địa phương.

Đối với những tỉnh có mức sinh thấp, Tổng cục DS-KHHGĐ đề xuất bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng tại địa phương liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con như: hỗ trợ, tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng…

Q.HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top