Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Sinh viên khởi nghiệp: Đừng “ra khơi” khi chưa xem dự báo thời tiết

Thứ Hai 16/11/2020 | 11:25 GMT+7

VHO- “Lúng túng, kiệt sức, học hành sa sút, thậm chí phá sản... là những rủi ro thường gặp khi sinh viên bắt đầu khởi nghiệp, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo về chuyên môn và kỹ năng cần thiết”, TS Lê Thái Bình, Tổng GĐ Công ty đào tạo kỹ năng Nghệ thuật Việt đã chia sẻ với các sinh viên trong chuyên đề Kỹ năng khởi nghiệp và phương pháp học tập hiệu quả thời kỳ hội nhập tại các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM thời gian vừa qua.

TS Lê Thái Bình trao đổi với sinh viên Trường ĐH Tài chính Marketing TP.HCM

 Theo đó, sinh viên khởi nghiệp cần trang bị cho mình kỹ năng nắm bắt thị trường hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai. Một khi có được những kỹ năng này thì việc quyết định chọn sản phẩm để khởi nghiệp, cách thức tiến hành, địa điểm, thời điểm, quy mô khởi nghiệp,… sẽ giúp cho doanh nghiệp sinh tồn và phát triển.

Cân nhắc giữa được và mất

Theo TS Lê Thái Bình, với tâm lý nông nổi, ngẫu hứng, nôn nóng thành công, khởi nghiệp theo kiểu “tùy cơ ứng biến”, bị đa cấp “khích tướng”,… là những lỗi phổ biến khi sinh viên bắt đầu quá trình này. “Khởi động quá trình khởi nghiệp chẳng khác nào đưa một con tàu ra khơi, ngay sau thời điểm đó sóng gió mới thật sự ập đến. Nếu các bạn không có kiến thức, không có kinh nghiệm xử lý thì các bạn sẽ gặp rất nhiều phiền phức...”, ông Bình nói với sinh viên và cho rằng, trong khi khởi nghiệp chưa thành, thì cái mất lớn nhất của sinh viên chính là kết quả học tập bị giảm sút, tinh thần chán nản, tay nghề, chuyên môn bị mai một và đến một lúc nào đó muốn quay lại làm đúng chuyên ngành cũng rất khó...

Khảo sát cho thấy, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngành dịch vụ buôn bán online như một “mảnh đất” màu mỡ cho các bạn trẻ gieo hạt giống Khởi Nghiệp. Tuy nhiên, có hàng loạt bất lợi mà người trẻ cần phải vượt qua. Trở lực đầu tiên là cuộc chiến về thời gian, sinh viên chọn khởi nghiệp bằng con đường bán hàng online phải tính toán để làm sao vẫn đảm bảo kết quả học tập. Theo chuyên gia này, việc tìm nhà cung cấp, tìm sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt; thời gian ngồi trên máy tính để đăng bài, trả lời thắc mắc của khách hàng, công tác giao, nhận hàng hóa... trong khi đó các bạn vẫn phải đến trường, vẫn phải thi cử, làm tiểu luận,… công việc nào cũng cần phải tập trung tâm trí và nhiều thời gian. “Một khi các bạn phải xử lý cả hai loại công việc hoàn toàn khác biệt và đều "ngốn" thời gian thì thử hỏi các bạn có thể cầm cự được bao lâu? Do vậy mà việc học xuống dốc, điểm số cứ “rơi tự do” là những dự báo dành cho các bạn trẻ nôn nóng khởi nghiệp”, ông Bình cảnh báo và cho biết thêm, có nhiều trường hợp, doanh thu làm ra không đủ cho khoản tiền phải nộp để thi lại, học lại. Các bạn không những bị thâm hụt về tài chính mà còn trễ nải việc học hành.

Trong trường hợp các bạn dồn hết tâm sức vào làm hệ thống lâu dài và phát triển kênh phân phối theo cấp số nhân thì cách thức tiến hành dựa trên nền tảng này rất dễ sa vào hình thức đa cấp. Theo xu hướng tâm lý xã hội hiện nay, sau hàng loạt bê bối, lừa đảo, vi phạm pháp luật của các công ty đa cấp, liệu các bạn có thể tạo ra hệ thống phân phối kinh doanh theo mô hình này hay không? (bởi cho dù mô hình đa cấp không phạm pháp thì nó cũng không được ủng hộ). Một thiếu sót nữa của sinh viên khởi nghiệp là chẳng những sản phẩm của họ khá đơn giản, dễ bắt chước mà họ lại rất chủ quan khi không đăng ký về sở hữu trí tuệ (độc quyền sản phẩm). Kết quả là sau thời gian cực khổ khởi nghiệp, sản phẩm bắt đầu có chỗ đứng tương đối trên thị trường thì lại gặp phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, hoặc tương tự. Thậm chí, những công ty đối thủ đó chẳng những bắt chước sản phẩm mà họ còn nhanh tay đăng ký độc quyền. Thế là đến một lúc nào đó, các sinh viên khởi nghiệp còn bị kiện ngược với lý do là xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Vậy sinh viên có nên khởi nghiệp?

Dẫu biết rằng con đường lập nghiệp đã gian nan, con đường khởi nghiệp càng gian nan hơn, nhưng không phải là không thể, vẫn có nhiều bạn trẻ can đảm khởi nghiệp và họ đã thành công”, chuyên gia Lê Thái Bình khuyến khích các bạn trẻ. Theo ông Bình, một số lý do để khuyến khích sinh viên nên khởi nghiệp, là các bạn có thể làm chủ được thị trường, thay vì chỉ làm thuê. Thế giới hiện nay là thế giới phẳng, nếu các bạn không mạnh dạn khởi nghiệp thì có nguy cơ chúng ta bỏ ngỏ một số lĩnh vực của thị trường trong nước. “Tuy nhiên, các bạn mong muốn khởi nghiệp thành công nhưng lại “lười” học hỏi. Đôi khi các bạn tự nhủ rằng: “Tự mình tìm cách được rồi, hội thảo đó không quan trọng, mấy người diễn thuyết toàn chém gió, tham gia câu lạc bộ khởi nghiệp làm chi cho mất thời gian, cuốn sách này không liên quan đến tôi, bài giảng này vô bổ…”. Đó chính là những ý nghĩ sai lầm và chủ quan, xuất phát từ việc các bạn quá tự tin về bản thân, điều này khiến các bạn bị hạn chế trên con đường khởi nghiệp thành công”, chuyên gia này nhận định.

Theo ông Bình, sinh viên khởi nghiệp nên trang bị cho mình kỹ năng nắm bắt thị trường hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai. Một khi có được những kỹ năng này thì việc quyết định chọn sản phẩm để khởi nghiệp, cách thức tiến hành, địa điểm, thời điểm, quy mô khởi nghiệp,… sẽ giúp cho doanh nghiệp sinh tồn và phát triển. Nếu sinh viên tự thấy mình khó hoặc chưa có khả năng này thì phải nhờ những chuyên gia am hiểu thị trường tư vấn hoặc thuê dịch vụ để khảo sát, đánh giá và đưa ra dự báo. Việc chọn sản phẩm để khởi nghiệp nên linh hoạt, thích ứng với nhu cầu của thị trường theo từng thời điểm, từng địa phương. Ngoài ra, sinh viên cần chọn những sản phẩm liên quan đến chuyên môn của mình đã được đào tạo. Chọn sản phẩm theo hướng này sẽ có khả năng tạo ra những sản phẩm sáng tạo, có chiều sâu về tính năng, kỹ thuật và độ phức tạp cao khiến dịch vụ hay sản phẩm có nhiều ưu điểm. Mặt khác, đối thủ cũng rất khó bắt chước. “Hiển nhiên, với những sản phẩm thuộc loại hình này, chúng tôi khuyên các bạn nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền để tránh việc bị bắt chước”, ông Bình nói và cho rằng, ngoài ra việc quản lý nhân sự, quản lý tài chính và vấn đề pháp lý cũng cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình khởi nghiệp. 

THÙY TRANG

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top