Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khi báo chí tự biến thành...“tiệm tạp hóa”

Thứ Sáu 06/11/2020 | 10:54 GMT+7

VHO- “Quan niệm cùng là cơ quan báo chí thì được chia sẻ thông tin của nhau khiến Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay không bảo hộ các bản tin thời sự thuần túy, trong khi có những bản tin tác giả phải khai thác rất khó khăn, là tin độc quyền nhưng khi xuất bản đã bị sao chép...”.

 Nhiều đại biểu cho rằng cần thành lập liên minh để bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí Ảnh: T.TRANG

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo đã nhấn mạnh tại diễn đàn “Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí” diễn ra hôm qua 5.11 tại TP.HCM.

Cần làm gì trước sự “áp đảo” của mạng xã hội?

“Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí” là hoạt động tiếp theo khởi động cho những sáng kiến mới trong khuôn khổ Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024”, của Bộ TT&TT. Tại diễn đàn, đại diện các cơ quan báo chí đã nêu lên tình trạng nhức nhối trong vi phạm bản quyền của nhiều đơn vị hiện nay, trên cơ sở đó trao đổi, đề xuất và tìm ra giải pháp để từng bước giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí, góp phần xây dựng và phát triển môi trường báo chí lành mạnh, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tập trung khai thác kinh doanh, doanh thu từ phát triển nội dung riêng biệt thông qua quảng cáo và thu phí bạn đọc.

Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm cho biết, thời gian gần đây, vai trò của báo chí ngày càng được khẳng định, các cơ quan báo chí chính thống đã đóng góp rất lớn trong công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội,… đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua, báo chí đã phát huy tích cực chức năng, nhiệm vụ đưa tin, đào tạo, truyền thông chống dịch, tạo sự tin tưởng lớn nơi người xem. Tuy nhiên, sự quan tâm của độc giả lại không tỉ lệ thuận với thu nhập của các cơ quan báo chí, cho dù đến từ quảng cáo hay từ các hoạt động mua - bán tin tức. Hợp đồng truyền thông, quảng cáo của các cơ quan báo chí truyền thông sụt giảm mạnh, nhất là thông qua quảng cáo trên báo mạng… “Do đó, diễn đàn là sự kiện quan trọng nhằm thay đổi một cách thấu đáo tình trạng nhức nhối trong việc vi phạm bản quyền tài sản trí tuệ trong lĩnh vực báo chí hiện nay, quyết định sự sống còn của các cơ quan báo chí”, ông Lâm nhấn mạnh và cho rằng, có những thói quen sử dụng tin tức của nhau phải chăng đã đến cần lúc thay đổi, có những chính sách mới phù hợp hơn cần phải được thay thế những quy định cũ lạc hậu. Các cơ quan báo chính thống cần làm gì trước sự tham gia áp đảo của những nền tảng mạng xã hội?

Theo TS Trịnh Tuấn Thành, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã ảnh hưởng tới môi trường sáng tạo, đầu tư, đặc biệt là đối với việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Một trong những tình trạng vi phạm nói trên là nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm còn hạn chế; các chủ thể chưa chủ động áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình.

Ông Lê Xuân Trung, Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ cho hay, chưa có số liệu thống kê chính thức về tình trạng vi phạm bản quyền báo chí ở Việt Nam, tương tự, hiện cũng chưa có số liệu thống kê về kết quả xử lý, chế tài vi phạm bản quyền báo chí; trong khi việc vi phạm xảy ra ngày càng trở nên thường xuyên, gây bức xúc trong dư luận. Theo ông Trung, “Tác phẩm báo chí là tài sản sống còn của các cơ quan báo chí nên đương nhiên phải được bảo vệ, không xâm phạm lẫn nhau. Tuy nhiên, điều đó lại không được tuân thủ trên nhiều báo điện tử và rất nhiều trang thông tin điện tử hiện nay. Báo chí không tôn trọng bản quyền, không chỉ đánh mất uy tín, danh dự mà còn tự biến mình thành “tiệm tạp hóa”, món hàng nào cũng có như nhau, không có món riêng, độc đáo, đáng cho người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của mình”.

 Tình trạng vi phạm bản quyền trên nền tảng số hiện nay (Nguồn: Cục Báo chí)

Cần một liên minh báo chí

Nhiều cơ quan báo chí cho rằng diễn đàn lần này là một cú hích, một chất xúc tác để có giải pháp mạnh hơn nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ trong lĩnh vực báo chí. “Cách đây khoảng 20 năm, việc một tác phẩm báo chí được đơn vị khác xuất bản lại thì đó là niềm vui, đồng nghĩa với tác phẩm, thương hiệu tờ báo được quảng bá… nhưng hiện nay, trước tình trạng thông tin bị lấy cắp tràn lan, đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại và có những chế tài phù hợp”, đại diện một cơ quan phát biểu.

Việc thành lập trung tâm hoặc liên minh để giải quyết câu chuyện này được hầu hết các đại biểu đồng tình, tuy nhiên ai đứng ra làm và bắt đầu từ đâu là vấn đề cần bàn, bởi từng đơn vị không thể tự làm một mình mà cần phối hợp với nhau, bên cạnh đó cần có cơ quan chức năng làm “trọng tài”, hỗ trợ các cơ quan báo chí.

Để bảo vệ bản quyền cho các cơ quan báo chí Việt Nam trên nền tảng số hiện nay, theo Cục Báo chí, cần truyền thông công khai các biểu hiện vi phạm pháp luật Việt Nam của các nền tảng xuyên biên giới, buộc tuân thủ luật pháp Việt Nam về quản lý nội dung, quản lý quảng cáo. Bên cạnh đó, cần kêu gọi hình thành các liên minh bảo vệ bản quyền liên minh báo chí; hoàn thiện thể chế, các quy định pháp luật, có chế tài đề nghị các doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng, các nhà quảng cáo đồng hành thông qua việc rút quảng cáo khỏi các nền tảng mạng xã hội (các kênh, trang thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam),…

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho hay, do yếu tố lịch sử, trước đây thị trường báo chí còn ít, chủ yếu là báo in, phát thanh-truyền hình và hầu hết là của các cơ quan nhà nước. Quan niệm cùng là cơ quan báo chí thì được chia sẻ thông tin của nhau khiến Luật Sở hữu trí tuệ không bảo hộ các bản tin thời sự thuần túy, trong khi có những bản tin tác giả phải khai thác rất khó khăn, là bản tin độc quyền nhưng khi xuất bản đã bị “sao chép”, điều này cho thấy văn bản pháp luật chậm sửa đổi cho theo kịp tình hình. Bên cạnh đó, nhiều loại hình truyền thông phát triển dẫn đến tình trạng vi phạm tràn lan và rất nhanh… Ông cho rằng, để giải quyết vấn đề này, bên cạnh hoàn chỉnh thể chế, quy định pháp luật phù hợp, thì chính bản thân các cơ quan báo chí và doanh nghiệp cung cấp công nghệ cần liên kết với nhau, cần ngồi lại với nhau trên cơ sở thực hiện các hợp đồng, chia sẻ lợi nhuận. “Có thể thành lập các trung tâm, liên minh như các đại biểu đề xuất, tuy nhiên, bản thân các cơ quan báo chí cũng cần nâng cao nhận thức, tự bảo vệ mình, hình thành hệ thống phần mềm để phát hiện, lưu vết, đối chứng các quy định để có chứng cứ khi tác phẩm của mình bị vi phạm…”, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh. 

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top