Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Định vị thương hiệu​​​​​​​ du lịch văn hóa Việt Nam

Thứ Tư 04/11/2020 | 09:36 GMT+7

VHO- “Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hoá cần phải làm nổi bật hệ sinh thái của thương hiệu quốc gia gồm những thành tố, giá trị cốt lõi nào? Vai trò của thương hiệu ra sao trong phát triển du lịch và nhấn mạnh vào yếu tố con người trong thương hiệu quốc gia?...”.

 

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh như vậy trong cuộc làm việc với Tổng cục Du lịch ngày 3.11 về việc xây dựng, hoàn thiện Đề án nói trên.

Tạo bước phát triển đột phá trong xây dựng sản phẩm du lịch

Theo ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch: “Du lịch văn hoá hiện đang là 1 trong 4 dòng sản phẩm du lịch quan trọng của Việt Nam, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế, gồm du lịch: Văn hoá, biển đảo, sinh thái, thành phố. Trong đó, du lịch văn hoá được xác định là loại hình du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch. Xu hướng dòng khách quốc tế từ các thị trường du lịch tiềm năng quan tâm tới các điểm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch văn hoá ngày càng tăng. Tuy nhiên, để xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc, cần nỗ lực nhiều hơn nữa và sáng tạo đổi mới để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách”.

Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết thêm: “Mặc dù có rất nhiều tài nguyên du lịch nhưng trong Đề án này, ngành Du lịch tập trung xây dựng thương hiệu gắn với di sản và ẩm thực. Đây là 2 tài nguyên thế mạnh để phát triển du lịch của Việt Nam và có thể khai thác ngay được, có khả năng thu hút được số đông người tham gia”.

Di sản và ẩm thực là 2 thế mạnh của du lịch Việt Nam

Đề án “Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hoá” nằm trong kế hoạch của ngành VHTTDL thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây cũng là yêu cầu đối với lĩnh vực du lịch văn hoá, phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm du lịch. Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hoá thực sự cần thiết nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch. Một trong những nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ngày 16.1.2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch. Trong đó, nhấn mạnh việc “xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Kết hợp sử dụng nguồn lực của Nhà nước và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch”.

Theo phân tích của Tổng cục Du lịch, những năm gần đây, điểm đến Việt Nam đặc biệt nổi bật trên thế giới gắn với thế mạnh di sản và ẩm thực. Năm 2019, Việt Nam được Tổ chức giải thưởng thế giới (World Travel Awards) bình chọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới Điểm đến ẩm thực số 1 châu Á. Hiện nay, Việt Nam đang phát huy khá tốt lợi thế về di sản để phát triển du lịch nhưng riêng ẩm thực, yếu tố được đánh giá có thể tạo nên sự đột phá của Du lịch Việt Nam, biến Việt Nam thành bếp ăn của thế giới thì lại chưa khai thác tốt.

 Việt Nam được bình chọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019

Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

Mục tiêu phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hoá Việt Nam mà Đề án đề cập là định vị thương hiệu du lịch văn hoá dựa trên giá trị đặc sắc về di sản và ẩm thực, qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng giá trị cao và được thị trường ưa chuộng. Cụ thể là đến năm 2030, ngành du lịch văn hoá sẽ chiếm 15-20% trong tổng số khoảng 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch. Đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc mang thương hiệu quốc gia với chất lượng dịch vụ vượt trội, được đầu tư công phu, tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm hài lòng du khách trong và ngoài nước, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hoá Việt Nam sẽ được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mục tiêu và truyền thống như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, New Zeland, Đông Âu, Bắc Âu và thị trường mới Trung Đông. Để phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hoá Việt Nam sẽ tập trung vào quảng bá thương hiệu du lịch văn hoá; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực; đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng yêu cầu: “Đề án phải làm sâu sắc hơn các nội dung phát triển, giá trị của thương hiệu du lịch văn hoá, nêu rõ thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong việc khai thác du lịch di sản, ẩm thực, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ. Từ đó, từng bước phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hoá Việt Nam nhằm tạo dựng hình ảnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm du lịch văn hoá Việt Nam trên thị trường thế giới”. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh giải pháp đào tạo nâng cao nhận thức về phát triển, xây dựng thương hiệu du lịch văn hoá, vì nếu không nhận thức được, không nắm được cơ hội thì sẽ khó mà phát triển bền vững được. 

 Đề án phải làm sâu sắc hơn các nội dung phát triển, giá trị của thương hiệu du lịch văn hoá, nêu rõ thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong việc khai thác du lịch di sản, ẩm thực, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ. Từ đó, từng bước phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hoá Việt Nam nhằm tạo dựng hình ảnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm du lịch văn hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

(Thứ trưởng NGUYỄN VĂN HÙNG)

 

THUÝ HÀ; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top