Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phát triển kinh tế số không thể bỏ qua những hệ quả văn hóa

Thứ Tư 14/10/2020 | 11:08 GMT+7

VHO- Nền kinh tế số đang hiện diện và thúc đẩy phát triển toàn diện trên phạm vi cả thế giới với tốc độ “chóng mặt”. Việt Nam có nhiều cơ hội và tiềm năng trong phát triển kinh tế số, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là “bùng nổ”.

 VHTTDL là một trong những lĩnh vực có chỉ số hạ tầng nhân lực số tương đối cao

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức và rủi ro từ an ninh mạng, các hoạt động kinh tế bất hợp pháp cho đến chuyển dịch lao động và thất nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu, sự phân hóa giàu nghèo và mục tiêu phát triển bền vững… Đây là nhận định được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học “Kinh tế số: tác động, cơ hội và khả năng tận dụng của Việt Nam” do Đại học Quốc gia TP. HCM và Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ vừa phối hợp tổ chức.

Cơ hội dẫn đầu khu vực

Theo đại diện của Vụ Công nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương), kinh tế số đóng góp vào tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á trong năm 2020 được dự báo tăng lên 8,5%. Dự báo từ nay đến 2025, Việt Nam có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển kinh tế số.

Tại Việt Nam, hạ tầng số đang phát triểt nhanh đạt trình độ tương đương các quốc gia dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á. Đến nay, hạ tầng viễn thông quốc gia đã phủ rộng khắp toàn quốc với hơn 800.000 km cáp quang và tốc độ truy cập đạt trên 27Mbps. Số thuê bao băng thông rộng cố định đạt hơn 13,58 triệu, trong đó 12 triệu thuê bao sử dụng cáp quang FTTx với tốc độ truy cập hơn 10Mbps. Tổng băng thông quốc tế đạt hơn 8,1Tbps với 6 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế. Mạng di động phát triển, tỉ lệ phủ sóng đạt 99,7%. Mạng di động 5G đã được cấp phép thử nghiệm, khi triển khai thành công sẽ tạo bước đột phá về tốc độ kết nối, một trong những điều kiện quan trọng cho kết nối vạn vật trong kỷ nguyên số. Đồng thời là một bước đi trước so với các quốc gia khác trong việc chuẩn bị hạ tầng cho chuyển đổi số.

Theo thống kê của Bộ TT&TT vào năm 2019, dẫn đầu về hạ tầng số ở nước ta thuộc về các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm xã hội và văn hóa - thể thao – du lịch. Chỉ số hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin của các lĩnh vực nói trên cũng tương đối cao.

Lấy người dân làm trung tâm

Phân tích về kinh nghiệm quy hoạch đô thị trong xây dựng thành phố thông minh, TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhìn nhận, các địa phương khi quy hoạch đô thị thông minh cần quan tâm đến khía cạnh văn hóa-xã hội, tinh thần… Phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm.

Lưu ý lấy chỉ số bảo vệ được thiên nhiên và các di sản văn hóa trong quy hoạch đô thị làm tiêu chí phát triển hài hòa giữa quá khứ và tương lai. Mục tiêu hướng tới của đô thị bền vững trong tương lai là đạt được sự liên kết và hội nhập về văn hóa-xã hội cũng như kinh tế giữa những khu vực yếu thế trong một thành phố nhằm đạt được sự phát triển đồng đều giữa nông thôn và thành thị. Theo bà Nguyễn Trần Diệu My, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế số không thể bỏ qua những hệ quả văn hóa. Bởi suy cho cùng thì “văn hóa mới thật sự là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh, nguồn lực xã hội to lớn; vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội”.

Kinh nghiệm cho thấy quá trình cung cấp nền tảng công nghệ và kết nối mà không tôn trọng hoặc thúc đẩy phát triển các quy trình văn hóa có thể phá vỡ bản sắc văn hóa của xã hội hoặc cộng đồng. Vì thế, cần xây dựng đề án Chiến lược văn hóa quốc gia toàn diện trong bối cách chuyển đổi số, trong đó xác định và xây dựng hệ giá trị văn hóa cốt lõi cho Việt Nam. Nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết hoàn thiện hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới. Chủ động tạo môi trường pháp lý phù hợp cho kinh tế số phát triển như thúc đẩy xây dựng các chính sách về sở hữu trí tuệ, hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ người sử dụng công nghệ số và các hoạt động trong xã hội số…

Ở một số quốc gia, trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế số là hỗ trợ khởi nghiệp, ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, tăng cường nghiên cứu và phát triển (R&D) để thương mại hóa công nghệ… 

 HOÀNG HẢI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top