Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Mặt trái của​​​​​​​ Top Trending YouTube Việt

Thứ Sáu 09/10/2020 | 10:35 GMT+7

VHO- Cợt nhả giới tính, nhạc chế phản cảm, MV nhảm nhí… nhưng vẫn chiếm giữ thứ hạng cao và có thể dễ dàng lọt vào Top Trending (thịnh hành) YouTube. “Vàng” thì ít mà “cát” thì nhiều, đó là hiện trạng của thị trường giải trí Việt Nam thời gian gần đây, khi ngày càng nhiều sản phẩm kém chất lượng, phi nghệ thuật thoải mái “tung hoành”.

Kênh YouTube “Ẩm thực của mẹ” được đánh giá cao

 Top Trending liệu có thể xem như thước đo hay chuẩn mực để đánh giá một nghệ sĩ là thành công hay không?

“Vàng thau lẫn lộn”

Trên thực tế, Top Trending YouTube Việt đang cho thấy không ít bất cập. Trong các vị trí thịnh hành cao, có không ít video mang nội dung không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, đối tượng chính theo dõi các kênh YouTube. Thậm chí, suốt một thời gian dài, các web drama bạo lực của giới giang hồ cũng lọt vào top thịnh hành, hay những video nội dung không thật sự xuất sắc, thậm chí nhảm nhí nhưng vẫn “chễm chệ ngự” đầu bảng.

Với âm nhạc, Top Trending trên YouTube trước đây từng được mọi người ủng hộ, giới âm nhạc quan tâm khi đã đánh giá, chọn ra được những MV xuất sắc về mặt âm nhạc lẫn nội dung hình ảnh để xứng đáng ở vị trí top 1 hay các thứ hạng cao khác. Có những MV đưa nhạc Việt ra thế giới, làm “náo loạn” các bảng xếp hạng như Hãy trao cho anh của Sơn Tùng M-TP, hay những MV lấy cảm hứng văn hóa dân tộc trên nền nhạc EDM của Hoàng Thùy Linh, hoặc MV chất lượng tốt của Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Hà Anh Tuấn… Thế nhưng thời gian gần đây, “thế cờ đã lật ngược” khi có tới 90% MV Drama của VPop lại luôn nằm đầu Top Trending YouTube chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt, những câu chuyện bất ngờ đến khó chấp nhận về chất lượng sản phẩm ca nhạc Việt. Thậm chí là hình ảnh lấn át cả giọng hát như MV Cung đàn vỡ đôi của nữ ca sĩ Chi Pu, MV Không thể cùng em suốt kiếp của ca sĩ Hòa Minzy… Gần đây nhất, YouTube đã “tuýt còi” MV Em đã thương người ta hơn anh của ca sĩ Noo Phước Thịnh khi sở hữu nhiều cảnh khá táo bạo như hôn, bắn súng... hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi vị thành niên, thế nhưng, chỉ sau đó vài hôm MV đã trở lại “đường đua” ở top thịnh hành.

Web drama hay nhạc chế cũng là một kênh giải trí được nhiều bạn trẻ yêu thích và liên tục có những sản phẩm đạt vị trí cao trên YouTube. Những video tích cực vẫn có, nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay, khi mà video mang nội dung bạo lực, giang hồ phát triển một cách tràn lan. Điều đáng nói ở đây là đối tượng theo dõi đa phần ở lứa tuổi mới lớn, dễ nảy sinh xu hướng bắt chước, làm theo, dẫn đến những suy nghĩ, hành động lệch với chuẩn mực đạo đức thông thường. Thiên An Official là một trong những kênh chuyên về web drama và nhạc chế liên tục có video nằm trong top thịnh hành. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những video này luôn có xu hướng bạo lực học đường, mang cái tên khá “ngầu” như: Cớm học đường, Chị đại chuyển trường, Cô giáo tôi là trùm cuối…; hay những sản phẩm về giang hồ như: Thập tứ cô nương, Ông trùm Bùi Viện… Nghĩ đơn giản, đó chỉ là những video mang tính chất giải trí, tuy nhiên về lâu về dài, nếu không có sự kiểm soát thì đây chính là “mầm mống nổi loạn” của giới trẻ.

 Ngày càng nhiều các sản phẩm “bạo lực giang hồ” xuất hiện trên Top Trending

Chỉ là trào lưu nhất thời

Tuy nhiên, hãy ngưng ảo tưởng về thứ gọi là Top Trending đó, bởi truyền thông thành công hay “khuếch trương” như thế nào nhưng sản phẩm kém chất lượng thì nó cũng chỉ là một trào lưu nhất thời, không sớm thì muộn cũng sẽ bị đào thải. Vấn đề cần phải quan tâm hơn cả đó là công tác quản lý, không thể nào để các video clip vô bổ, nhảm nhí đó mãi “tràn lan” trên YouTube. Cái chúng ta cần những sản phẩm có giá trị thực sự và mang ý nghĩa nhân văn để từ đó lan tỏa những thông điệp, hành động, suy nghĩ tích cực đến đông đảo công chúng, chứ không phải là “cuộc chạy đua” để giành thứ hạng cao, hay đặt vấn đề thu nhập lên hàng đầu mà đánh đổi tính chất nghệ thuật.

Năm 2019, YouTube Việt chứng kiến sự nổi lên của một cái tên mới, Vlog 1977. Các video của Vlog 1977 được thực hiện theo kiểu phim xưa, từ hiệu ứng hình ảnh, bối cảnh, trang phục, âm thanh đến cách đọc thoại của các nhân vật, dựa trên chất liệu văn học, như thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu hay hình tượng chị Dậu, Mị…, qua đó, người xem không chỉ được giải trí mà còn được thẩm thấu những giá trị của văn học Việt Nam. Đến nay, kênh Vlog 1977 đã có gần 2,3 triệu người theo dõi và mỗi video đều tạo được hiệu ứng tốt.

Mới đây, kênh Ẩm thực mẹ làmđã vui mừng thông báo khi trở thành một trong những đại diện của Việt Nam tham dự YouTube FanFest 2020. Giữa một thị trường đầy rẫy những kênh “chiêu trò”, gây ồn ào thì hình ảnh người mẹ tần tảo nấu những món ăn quê bình dị bên con mèo, con chó, đàn gà trở nên vô cùng ý nghĩa và giá trị, nhất là với những người con xa quê. Không giật tít, không nấu những món “siêu to khổng lồ” theo trào lưu, mà chỉ là đĩa rau muống luộc, bát cà pháo muối xổi, bát canh cua, mớ ốc luộc hay con cá rô tát đồng kho nhừ, bát chè đỗ đen mát rượi ngày hè... qua bàn tay khô nẻ, vất vả của người mẹ, đã dần thẩm thấu và chạm vào trái tim của người xem. YouTube Việt cần lắm những sản phẩm có nội dung ý nghĩa như “Ẩm thực mẹ làm”.

Làm YouTube cũng như làm nghệ thuật, đừng để “like”, “view” hay lấy lời lỗ làm lý do mà gạt bỏ những yếu tố mang tính chân - thiện - mỹ. 

HỒNG HẠNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top