Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hun đúc tình yêu với võ cổ truyền

Thứ Hai 28/09/2020 | 11:55 GMT+7

VHO- Là một trong 6 võ đường nổi tiếng của tỉnh Bình Định và cũng là một trong những nghệ nhân ưu tú tâm huyết với võ cổ truyền, Đại võ sư Lê Văn Cảnh (76 tuổi) cùng võ đường của mình (xã Nhơn Hưng, TX An Nhơn) luôn đi đầu trong phong trào tập luyện cho giới trẻ cũng như gìn giữ, bảo tồn tinh hoa võ thuật dân tộc...

 Nghệ nhân ưu tú, võ sư Lê Xuân Cảnh tận tình truyền dạy, uốn nắn cho các môn sinh

Nhớ lại những năm tháng tìm sư học võ, võ sư Lê Xuân Cảnh chia sẻ: “Tầm 15 tuổi, tôi tìm đến cố lão sư Lý Tường để học quyền. Càng học, tôi càng thấy võ cổ truyền Bình Định độc đáo và tinh túy đến chừng nào. Sau đó, tôi lại đến xin làm đệ tử thầy Phạm Thế Giáo (An Nhơn), rồi thầy Nguyễn Bửu Thắng ở chùa Quang Hoa (Tuy Phước) để học đi các đường roi. Thời gian dài rong ruổi tầm sư học võ đã làm cho tôi hun đúc thêm tình yêu với võ cổ truyền. Đến năm 1975, tôi quyết định mở võ đường lấy tên Lê Xuân Cảnh”.

45 năm qua, võ sư Lê Xuân Cảnh không chỉ dành trọn cả tuổi thanh xuân cho tinh hoa võ Việt, mà còn là người thầy miệt mài dạy miễn phí cho hàng trăm thế hệ môn sinh. Với ông, người học võ trước hết phải học lễ nghĩa, sau mới đến học võ. Đấy là cách để ông trau dồi đạo đức cho các học trò, giáo dục tinh thần tôn sư trọng đạo. Nói về chuyện dạy võ miễn phí, võ sư Lê Xuân Cảnh bộc bạch: “Võ cổ truyền là học cả đời, nếu thu học phí thì tiền đâu môn sinh theo học. Võ đường quanh năm luôn có môn sinh tập luyện, khi nào có phong trào lễ hội là có đủ lực lượng tham gia. Muốn cho võ cổ truyền Bình Định phát triển, thì các ban, ngành của tỉnh cần hỗ trợ thêm cơ sở như nhà tiền chế, sân bãi, dụng cụ binh khí luyện tập cho các võ đường”.

Đã gần 20 năm theo học võ cổ truyền tại Võ đường Lê Xuân Cảnh, võ sinh Trần Thanh Thông thổ lộ: “Thầy Cảnh đã làm được việc mà nhiều võ đường không làm được, đấy là dạy võ miễn phí. Hai chục năm qua, tôi đã học được nhiều điều tốt đẹp từ thầy. Học võ không phải để thi đấu đối kháng, mà để nâng cao sức khỏe, học nhân cách làm người và điều đặc biệt là để bảo tồn, giữ gìn võ cổ truyền dân tộc”.

Đại võ sư Bùi Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định chia sẻ: “Tuy Đại võ sư Lê Văn Cảnh tuổi đã cao nhưng vẫn luôn tâm huyết với nghề, thầy thường xuyên mở các lớp dạy võ, đặc biệt là trong dịp hè. Sắp tới chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của võ đường để bảo tồn võ cổ truyền Bình Đình, đồng thời quảng bá, phục vụ tốt hơn cho công tác thu hút du khách, phát triển du lịch của địa phương”. 

PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top