Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

20 năm làm cha đỡ của hàng nghìn trẻ sơ sinh

Thứ Năm 11/06/2020 | 13:22 GMT+7

VHO - Ths.Bs Lưu Quốc Khải - nguyên Trưởng khoa đẻ A2 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được các sản phụ và đồng nghiệp gọi vui là Cha nuôi của hàng nghìn đứa trẻ, bác sĩ mát tay của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hay bà đỡ của hàng nghìn ca bệnh khó… Chính tình yêu nghề, yêu trẻ sơ sinh nên ông nguyện trở thành người đồng hành cùng sản phụ bước qua cánh "cửa mả" để họ không cảm thấy đơn độc trong mỗi lần vượt cạn.

Trong suốt quá trình hơn 20 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Khải đã đỡ đẻ cho hàng nghìn ca sinh khó, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con đòi hỏi bản lĩnh của bác sĩ và tay nghề cao của cả ekip làm việc. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình làm việc bác sĩ đã nhiều lần đối diện với nguy cơ phơi nhiễm HIV từ sản phụ. Nhưng không vì thế mà bác sĩ Khải có suy nghĩ miệt thị mà ngược lại luôn tôn trọng, không bỏ rơi người bệnh.

Bác sĩ Khải hội chẩn ca bệnh cùng đồng nghiệp

Nói về nghề, bác sĩ Khải cho rằng, người làm nghề y quan trọng nhất là chữ "tâm" phải sáng, phải đặt đạo đức lên trên hết, nghiêm túc với nghề nghiệp. Bên cạnh việc lắng nghe người bệnh chia sẻ về bệnh tật, bác sĩ phải biết cách lấp đi khoảng cách giữa thầy thuốc và người bệnh để bệnh nhân có thể trải lòng và quên đi những đau đớn.

Nguyên Trưởng khoa đẻ A2 không nhớ mình đã đỡ đẻ được bao nhiêu ca, bao nhiêu đứa trẻ đã cất tiếng khóc đầu đời trên đôi tay đôi tay của mình, đã đem lại niềm hạnh phúc cho biết bao gia đình. Và gia tài vô giá sau 20 năm của anh là hàng nghìn đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, là những bức thư như bày tỏ sự tri ân, niềm hạnh phúc của các sản phụ đối với bác sĩ. “Em đã bị 2 lần thai lưu, biết đến bác sĩ Khải là một bác sĩ giỏi, lại “mát tay” nên ở lần thứ 3 mang thai, em “gõ cửa” bác sĩ Khải. Trong suốt quá trình mang thai cũng có nhiều vấn đề như ra sữa non sớm, thai quá ngày, không có dấu hiệu sinh... nhưng bác sĩ Khải luôn đồng hành cùng em và gia đình em, kể cả các ca khó vất vả bác sĩ đều giúp nhiệt tình... Bác sĩ Khải rất thương các bệnh nhân nghèo như chúng em!...”, sản phụ Hoàng Phương Thuý (Đống Đa, Hà Nội) viết.

Sinh ra ở vùng quê nghèo ở Nam Định, theo tiếng gọi của Tổ Quốc, anh viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ. Môi trường nghiêm khắc của quân đội đã tôi luyện giúp anh trở nên bản lĩnh hơn, vững vàng hơn về ý chí, nghị lực nhưng cũng đầy tính nhân văn, hào sảng. Một lần đến trạm xá, anh gặp hình ảnh người y sĩ chăm sóc thương bệnh binh sao mà đẹp đẽ đến thế, và hình ảnh ấy chính là bước ngoặt lớn làm thay đổi cuộc đời anh, đã thôi thúc anh trở thành người thầy thuốc với mong muốn xoa dịu nỗi đau của người bệnh.

Ths.Bs Lưu Quốc Khải - cha đỡ của hàng nghìn trẻ sơ sinh

Sau khi xuất ngũ anh tiếp tục con được học tập, sự cần cù, không ngừng học hỏi cùng ý chí vươn lên, không ngại khó, ngại khổ anh đã dần thực hiện được ước mơ của mình khi thi đỗ Đại học Y Hà Nội.  Nhưng đó chưa phải là thành công, anh đã phải trải qua rất nhiều nghề phụ, từ phụ hồ đến bảo vệ cơ quan…, trở thành bác sĩ thực tập không lương ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự cần mẫn, tâm huyết, học hỏi, sáng tạo và hơn hết là tình yêu nghề nghiệp, yêu bệnh nhân đã tôi luyện nên bác sĩ Khải của ngày hôm nay.

“Đối với người bác sĩ sản phụ khoa, bài toán khó nhất là trong một thời gian ngắn phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé một cách chính xác, kịp thời để mẹ không bị mất máu nhiều và trẻ không bị ngạt. Vì vậy, mọi ca sinh nở  của sản phụ đều là một ca cấp cứu, người thầy thuốc lúc nào cũng như vào trận chiến, sẵn sàng ứng phó với tất cả các nguy cơ tai biến các sản phụ trước sinh, trong sinh, sau sinh…”, bác sĩ Khải tâm sự. Bởi thế, người thầy thuốc cần có bản lĩnh, tay nghề điêu luyện và lương tâm nghề nghiệp. Mà những điều này dường như đã có sẵn trong con người anh, trong người lính cụ Hồ.

Năm 2019 cũng là một dấu mốc đối với Ths.Bs Lưu Quốc Khải khi anh đến tuổi nghỉ chế độ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nhưng ngay lập tức anh đã được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà chào mời về tiếp tục làm việc. Với cương vị Phó Giám đốc Bệnh viện, phụ trách Khoa Phụ - Sản, bác sĩ Khải vẫn luôn tự hào, giữ vững bản lĩnh vững vàng không để sóng gió cuộc đời, làm ảnh hưởng đến chữ “tâm” của nghề y mà anh đã theo đuổi 20 năm qua. “Khi vừa hết nhiệm kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tôi nhận được rất nhiều lời mời từ các bệnh viện. Nhưng đối với tôi làm việc ở đâu không quan trọng dù là bệnh viện công hay tư nhân, tuyến Trung ương hay ở cơ sở thì đều với mục đích mang những điều tốt đẹp nhất đến với bệnh nhân của mình, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để giúp sản phụ và người nhà có được hạnh phúc trọn vẹn”, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà chia sẻ.

QUỲNH HOA

 

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top