Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Không tập trung đông người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng

Thứ Sáu 27/03/2020 | 09:46 GMT+7

VHO-  Hình ảnh nhiều người dân Hà Nội bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn đông đúc lễ bái tại phủ Tây Hồ khiến cho nhiều người không khỏi lo sợ, và nghĩ đến những tình huống xấu có thể xảy ra.

 

Người dân Hà Nội vẫn đi lễ đông đúc tại phủ Tây Hồ ngày đầu tháng 3 âm lịch Ảnh: MINH AN

Sáng 25.3, UBND TP Hà Nội đã phát đi văn bản hỏa tốc truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các hoạt động có tập trung đông người.

Cần sự tự ý thức của từng người dân

Vẫn phải nhắc lại về ý thức chủ quan của một bộ phận người dân giữa bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp. Ngày 24.3, (mùng 1.3 âm lịch), có đến hàng trăm lượt người đã đến lễ tại phủ Tây Hồ trong cùng thời điểm. Vị trí người đứng lễ san sát nhau. Cá biệt có những người không đeo khẩu trang khi hành lễ. Mặc dù mục đích là mong muốn sự bình an nhưng trong bối cảnh cấp bách như hiện nay, kiểu thể hiện ý thức như thế này thực sự rất đáng lo ngại, ẩn chứa vô số nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Ông Minh, người dân sinh sống ở gần đường vào phủ Tây Hồ chia sẻ, mặc dù các biện pháp tuyên truyền về giải pháp phòng chống dịch được thực hiện thường xuyên nhưng trong những trường hợp cụ thể như thế này, việc người dân chủ quan đi lễ, dù là vái vọng vẫn tiềm ẩn không ít nguy cơ. Hơn ai hết, tự bản thân mỗi người phải ý thức về sự an toàn cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Những hình ảnh đầy lo lắng như thế cho thấy chính quyền các địa phương, BQL các di tích, cơ sở thờ tự cần nghiêm khắc và sát sao hơn nữa trong giám sát và triển khai các quy định, chỉ đạo từ Chính phủ, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và từ lãnh đạo thành phố.

Chiều 25.3, tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh: “Chỉ có sự tham gia của tất cả người dân với tinh thần trách nhiệm bảo vệ bản thân mình, gia đình, người thân và trách nhiệm với cộng đồng, thành phố, đất nước mới ngăn chặn được dịch. Nếu mọi người ra đường không đeo khẩu trang, tụ tập, uống cà phê, lúc đó, tỷ lệ lây lan sẽ rất nhanh”.

Tại công văn ngày 25.3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở dịch vụ, kinh doanh dịch vụ không cần thiết như karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, sân vận động, các môn thể thao đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hằng ngày.

Đáng chú ý, thành phố yêu cầu người dân tuyệt đối hạn chế tập trung đông người tại các đám hiếu, hỷ, giỗ, liên hoan sinh nhật, gặp mặt đông người; khuyến khích người dân ở nhà, làm việc, học tập trực tuyến qua công nghệ thông tin, truyền hình. Sau vụ việc người dân Hà Nội bất chấp dịch bệnh vẫn đi lễ đông đúc ở phủ Tây Hồ, công văn của Hà Nội nêu rõ yêu cầu, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các hoạt động có tập trung đông người.

Tăng cường sinh hoạt tôn giáo, thuyết pháp trực tuyến

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng vừa gửi Công văn tới lãnh đạo các tổ chức tôn giáo về tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ đề cập cần tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo, giảng lễ, thuyết pháp trực tuyến qua Internet, tránh tập trung đông người.

Đồng thời đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo tập trung thực hiện tốt việc hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, các cơ sở thờ tự không tổ chức các hoạt động tập trung đông người; dừng tổ chức các đại hội, hội nghị, lễ hội tôn giáo thường niên theo Hiến chương, Điều lệ, như: Lễ Phục sinh trong Công giáo và Tin lành, lễ Phật đản trong Phật giáo, tết Chôl Chnăm Thmây trong đồng bào Khmer, đại hội nhiệm kỳ của các Hội thánh Cao Đài, hội nghị thường niên của Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i và Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Không cử người tham gia các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; không đón tiếp các chức sắc đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch cho đến khi dịch bệnh được ngăn chặn, đẩy lùi; có cách thức sinh hoạt tôn giáo phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh ở địa phương và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo, giảng lễ, thuyết pháp trực tuyến qua internet, tránh tập trung đông người.

Công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh, lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo vận động và chỉ đạo các tổ chức tôn giáo trực thuộc phát huy vai trò các cơ sở khám chữa bệnh của các tổ chức tôn giáo, như: các phòng y tế, phòng thuốc Nam, Tuệ Tĩnh đường… phối hợp với chính quyền và cơ sở y tế ở địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; vận động và huy động các nguồn lực của tổ chức tôn giáo ủng hộ kinh phí và các nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, khẩu trang; tham gia hỗ trợ cộng đồng và nhân dân trong các vùng dịch và khu vực cách ly tập trung.

HÀ PHƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top