Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đồng loạt triển khai các giải pháp cấp bách tại nhiều di tích

Thứ Sáu 20/03/2020 | 10:57 GMT+7

VHO- Tại nhiều di tích lịch sử, danh thắng đã và đang đồng loạt triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo môi trường an toàn giữa mùa dịch Covid-19. Không chỉ còn là những tiêu chí xanh, sạch, đẹp, yếu tố “an toàn” giờ đây là nhiệm vụ hàng đầu trong đảm bảo môi trường tại các di tích.

 Phun phòng dịch tại nhiều địa điểm ở Hà Nội

Tạm thời đóng cửa, phun khử khuẩn, tập huấn cán bộ, nhân viên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo môi trường an toàn nhất cho du khách sau khi mở cửa trở lại… là những giải pháp phổ biến đang được triển khai. Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động vừa có công văn về triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trong hoạt động kinh doanh văn hóa, di tích tại Thủ đô. Theo đó, cùng với chỉ đạo tạm dừng hoạt động các dịch vụ quán bar, vũ trường, karaoke, Sở cũng yêu cầu dừng đón khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, từ nay đến hết tháng 3.2020. Đồng thời, Sở yêu cầu thực hiện việc phun thuốc khử trùng toàn bộ các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar, các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn.

Trước đó, đồng loạt các di tích trên địa bàn Thủ đô vì sự an toàn của du khách và môi trường di tích đã chủ động triển khai các biện pháp tạm dừng mở cửa, phun diệt khuẩn phòng dịch như Văn Miếu- Quốc Tử Giám, di tích Hỏa Lò, Trung tâm Bảo tồn Thăng Long- Hà Nội, Khu di tích Cổ Loa… Cũng trên địa bàn Hà Nội, BQL di tích Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) đã thông báo tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 13.3 để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Cùng với Hà Nội, đây là thời điểm buộc các địa chỉ di tích trọng điểm trong cả nước phải đưa ra quyết định sống còn nhằm đảm bảo môi trường an toàn nhất. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo tạm thời không đón khách vào tham quan tại các di tích, bảo tàng, danh lam thắng cảnh để phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Các đơn vị quản lý di tích, bảo tàng, danh lam thắng cảnh thực hiện xử lý môi trường, phun thuốc khử khuẩn, phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo các điều kiện cho việc đón khách tham quan trở lại. Trước đó, Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cũng đã thông báo tạm dừng đón khách tham quan, sau khi Bộ Y tế công bố có du khách nước ngoài mắc Covid-19 đã đến điểm di tích này.

Quyết định tạm dừng đón khách tham quan được các BQL di tích, danh thắng đưa ra chẳng hề dễ dàng, khi đây là nguồn thu chủ yếu “nuôi sống” đội ngũ cán bộ, nhân viên cũng như duy trì các hoạt động của di tích. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại cho thấy đây là lựa chọn không thể khác. “Chúng tôi không thể chỉ vì thiệt hại kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất là một môi trường trong sạch, an toàn, đảm bảo các điều kiện cho việc đón khách tham quan trở lại, sau khi dịch bệnh qua đi”, lãnh đạo một di tích trọng điểm tại Hà Nội chia sẻ.

Đồng loạt các giải pháp cấp bách, thiết thực đã được các di tích triển khai. Đơn cử, trích xuất camera cho thấy du khách nước ngoài mắc Covid-19 đã đến tham quan tại cố đô Hoa Lư, Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư đã nhanh chóng báo cáo sự việc đến cơ quan chức năng, phối hợp với các đơn vị tiến hành tổng vệ sinh và phun hóa chất khử trùng toàn bộ khu di tích. Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư chia sẻ, việc tạm thời dừng đón khách tham quan là không thể khác nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe cho du khách và tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. 29/44 nhân viên Trung tâm đã tự cách ly y tế tại nhà theo đúng hướng dẫn. Các cán bộ, nhân viên còn lại làm công tác quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu di tích trong thời gian này…

Theo BQL Di tích danh thắng Hà Nội, việc dừng đón khách, vệ sinh phòng dịch ở thời điểm này được xem là biện pháp cần thiết, đảm bảo môi trường an toàn cho du khách sau khi các di tích mở cửa trở lại. Đây cũng khoảng thời gian mà các di tích cần tập trung triển khai tập huấn vệ sinh phòng dịch cho cán bộ, nhân viên. Một tình thế bắt buộc mà trước đó, các di tích tại Việt Nam chưa từng phải đối diện.

Sự quyết liệt triển khai các biện pháp mạnh và cần thiết từ các di tích ở thời điểm hiện nay đã mang đến an tâm cho người dân và du khách. Đứng trước tấm biển thông báo tạm dừng đón khách được đặt trước di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám, một du khách nước ngoài bày tỏ sự chia sẻ với cách phòng chống dịch, vì sự an toàn cho du khách mà Việt Nam đang triển khai. “Dù không được vào trong một điểm di tích rất nổi tiếng của Việt Nam nhưng chúng tôi hiểu rằng đó là biện pháp cần thiết mà đất nước các bạn đang triển khai, vì sự an toàn cho tất cả mọi người. Điều đó luôn mang đến sự an tâm cho du khách. Nhất định tôi sẽ quay lại để được tham quan di tích này”, vị khách chia sẻ. 

 BẢO AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top