Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Kỳ thi THPT quốc gia 2020: Trong điều kiện đặc biệt có thể điều chỉnh quy chế thi

Thứ Sáu 20/03/2020 | 10:38 GMT+7

VHO- Thi trực tuyến, cho nợ một phần chương trình hay không thi mà chỉ công nhận tốt nghiệp THPT… là những ý kiến đề xuất của nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục xung quanh kỳ thi quốc gia năm nay.

Thí sinh tại kỳ thi THPT quốc gia 2019

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã phải thông báo lùi kế hoạch kết thúc năm học và thi THPT quốc gia tới 2 lần, trong khi dư luận chưa rõ liệu Bộ GD&ĐT có điều chỉnh kế hoạch thi lần nữa hay không.

“Bộ ra quy chế thi thì Bộ có thể điều chỉnh trong điều kiện đặc biệt”

Đó là ý kiến của GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH Việt Nam (Hiệp hội), nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong cuộc trao đổi với Văn Hóa chiều qua 19.3. Theo GS Quân, giải pháp có thể áp dụng ngay là học online để có thể chủ động hoàn thành chương trình năm học. Phải giải quyết được vấn đề đó thì mới tính được việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong đó có kỳ thi quốc gia. Nếu dịch Covid-19 còn kéo dài thì rất khó tính trước sẽ thi thế nào, đánh giá ra sao. Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Hồng Quân cũng cho biết, Hiệp hội đã kiến nghị với Chính phủ xem xét đề nghị việc công nhận kết quả dạy và học online, theo đó cần có chỉ đạo thống nhất việc dạy và học và công nhận kết quả học đó. Phương thức đánh giá phải được chính thức hóa bằng các văn bản và phải xây dựng ngay từ bây giờ để làm cơ sở cho việc đánh giá.

Đặc biệt GS.TS Trần Hồng Quân cho rằng, trong điều kiện hiện nay phải tính lại chương trình, tinh giản bớt phần nào đó, chỉ học những phần cơ bản nhất. Nếu chắp vá thì rất khó khăn cho các trường, các Sở và nhất là học sinh. Thực tế Bộ GD&ĐT đã có văn bản khuyến khích các địa phương cho HS học online nhưng chưa hướng dẫn cụ thể, không nói rõ có công nhận kết quả và công nhận như thế nào? GS Quân cũng đánh giá, để đối phó với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến kế hoạch năm học, hiện Bộ GD&ĐT chưa có một hệ thống giải pháp mà chỉ nêu chủ trương chung và tình thế, chưa cụ thể như dạy và học thế nào, tập huấn giáo viên ra sao, đánh giá thế nào trong tình thế đặc biệt này. “Về tuyển sinh, giả sử năm học không thể kết thúc theo đúng kế hoạch thì lùi tuyển sinh cũng không sao. Về thi, quy chế thi cũng do Bộ GD&ĐT quy định, căn cứ vào thực tiễn cụ thể hằng năm nên có thể sửa trong điều kiện đặc biệt”, GS Quân nói.

Theo GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, giả sử năm học này không thể kết thúc theo đúng kế hoạch thì lùi tuyển sinh cũng không sao. Quy chế thi do Bộ GD&ĐT quy định thì Bộ cũng có thể điều chỉnh trong trường hợp đặc biệt. Trong ảnh: Niềm vui của thí sinh tại kỳ thi THPT Quốc gia 2019 Ảnh: TRIỀU QUANG

Tranh luận xung quanh việc thi hay không thi THPT quốc gia?

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, khó có thể nói trước về kết thúc năm học 2019-2020 vì diễn biến của dịch Covid 19 đang hết sức phức tạp và rất khó lường. Và nếu không hoàn thành chương trình năm học, việc thi THPT quốc gia liệu có khả thi? Trong trường hợp Bộ GD&ĐT không thể tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia do dịch bùng phát thì sẽ áp dụng phương án thay thế nào để tuyển sinh? Đề cập vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc lùi thời gian tổ chức thi THPT quốc gia chắc chắn sẽ làm thay đổi kế hoạch học tập và tuyển sinh chính quy năm 2020, nhưng không phải là sự xáo trộn lớn, các trường sẽ không bị động. Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Kế hoạch tuyển sinh năm 2020 áp dụng chung với các trường tuyển sinh đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020.

Do đó lịch cho thí sinh đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển và các mốc thời gian khác quy định cho trong xét tuyển đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 dự kiến cũng sẽ lùi lại, tịnh tiến tương đương với thời gian lùi lịch thi THPT quốc gia là 1 tháng. Theo bà Phụng, theo dõi qua các năm, số trường tuyển sinh các đợt bổ sung không nhiều, hầu hết kết thúc tuyển sinh trong khoảng tháng 10 nên năm nay, kế hoạch tuyển sinh vẫn có thể kết thúc vào tháng 12 mà không ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh của các trường.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, sức khỏe và an toàn tính mạng cho học sinh phải luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu vẫn phải cố để có bằng tốt nghiệp THPT thì Bộ GD&ĐT cần tính toán, qua đó đề nghị với Chính phủ, Quốc hội cho phép các trường xét tốt nghiệp THPT trong năm nay. Về khả năng ảnh hưởng của kỳ thi tới việc tuyển sinh ĐH-CĐ, theo số liệu xét tuyển ĐH các năm vừa qua cho thấy, các trường ĐH, đặc biệt các các trường ĐH-CĐ công lập lấy nguồn tuyển từ kỳ thi này là chủ yếu. Có tới trên 70% chỉ tiêu của các trường ĐH xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Do đó việc không tổ chức kỳ thi này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tuyển sinh của các trường ĐH lớn, từ đó sẽ có tác động rất lớn đến quyền lợi hàng vạn thí sinh. PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, nếu không có kỳ thi THPT quốc gia thí sinh sẽ vất vả hơn nhiều so với mọi năm vì các trường ĐH phải tổ chức tuyển sinh. Trong trường hợp đó, thí sinh không có nhiều thời gian để chuẩn bị trước nên sẽ gặp khó khăn.

Trao đổi với Văn Hóa, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trường Đại học TDTT Bắc Ninh khẳng định, trường đã phải thay đổi kế hoạch tuyển sinh do các thay đổi về thời điểm thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, trường sẽ tuyển sinh vào cuối tháng 8, lùi hơn 1 tháng so với các năm trước. Lịch thi năng khiếu cho thí sinh cũng phải lùi hơn 1 tháng so với kế hoạch đã định. Theo ông Phúc, phải lùi thời gian tuyển sinh liên tục, thí sinh sẽ bị ảnh hưởng khi không thể sớm định hướng ngành nghề theo học. 

 Hiệp hội đã kiến nghị với Chính phủ xem xét đề nghị việc công nhận kết quả dạy và học online, theo đó cần có chỉ đạo thống nhất việc dạy và học và công nhận kết quả học đó. Phương thức đánh giá phải được chính thức hóa bằng các văn bản và phải xây dựng ngay từ bây giờ để làm cơ sở cho việc đánh giá.

(GS.TS TRẦN HỒNG QUÂN, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

 QUỐC HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top