Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lão nông xây nhà lưu niệm Bác Hồ

Thứ Hai 16/03/2020 | 10:46 GMT+7

VHO- Cũng giống như bao người nông dân khác ở xóm Đường (xã Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội), hằng ngày ông Trần Văn Cao (83 tuổi) vẫn phải vất vả để mưu sinh. Nhưng bằng tình cảm đặc biệt đối với Bác Hồ, ngoài công việc đồng áng, chăn nuôi, lão nông ấy đã dày công xây dựng căn nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong khuôn viên nhà mình.

 Ban thờ Bác Hồ được đặt trang trọng tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh của ông Trần Văn Cao

 Căn phòng trên tầng 3 được ông Cao dành riêng để trưng bày hơn 300 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Bác. Việc lên ý tưởng cho nhà tưởng niệm chỉ mất 1 năm nhưng để sưu tầm được kho tư liệu đồ sộ như hiện tại, ông Cao phải mất đến 10 năm. Nói về tình yêu lớn lao ấy, ông Trần Văn Cao cho biết, ngay từ ngày còn bé, ông đã được ngắm nhìn những bức hình của Bác khi cha ông treo trang trọng trong nhà. Những hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm trí của ông. Lớn lên, có cơ hội được tiếp xúc với nhiều tài liệu và chứng kiến những công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho dân tộc, tình cảm ông dành cho Bác càng được hun đúc và lớn dần lên.

Ông bảo, bao năm tay cày, tay cuốc, lao động vất vả nhưng không khi nào ông thôi nghĩ về Bác. Tranh thủ những lúc nông nhàn, ông Cao lại dành thời gian cho nhà lưu niệm. Toàn bộ hơn 300 bức ảnh đã được ông đóng khung, bảo quản tỉ mỉ. Đi đâu, làm gì, ông cũng tìm hỏi sách báo xem có tư liệu, hình ảnh gì mới về đề tài đặc biệt này. Thậm chí, ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông còn học cách sử dụng mạng internet để tìm kiếm thêm thông tin.

Những bức ảnh được sắp xếp theo chặng đường thời gian và mốc sự kiện từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho đến những giây phút cuối đời của Người. Trong đó, có những bức ảnh về Bác đã được gia đình ông lưu giữ gần 70 năm nay. Thế rồi, tiếng lành đồn xa, phòng lưu niệm của ông trở thành nơi sinh hoạt để các cụ cao niên tìm đến, ôn lại kỷ niệm thời chiến tranh ác liệt cũng như nhắc nhở nhau học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sống sao cho xứng danh con cháu Cụ Hồ. Nhiều học sinh, sinh viên cũng tìm đến nhà ông để tìm hiểu về lịch sử dân tộc. “Mỗi bức ảnh tôi đều tìm hiểu kỹ về nội dung, thời gian, hoạt động của Bác để giới thiệu với khách tham quan. Đặc biệt, các cháu học sinh khi đến đây đều rất hào hứng khi được nghe những câu chuyện về Người”, ông Cao chia sẻ.

 Ông Cao giới thiệu từng tấm hình về Bác Hồ cho khách tham quan

Kể những câu chuyện Bác Hồ bằng tất cả tấm lòng thành kính, ai đến với nhà lưu niệm về Bác của vị lão nông này cũng đều chăm chú lắng nghe và có cả những giọt nước mắt đã rơi. Em Nguyễn Đức Anh (Trường THCS Đại Yên) không giấu khỏi sự xúc động khi đến nhà lưu niệm: “Được xem những hình ảnh về Bác và được nghe ông Cao thuyết minh kỹ càng, dễ hiểu, em càng thấm thía hơn những công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho dân tộc. Nhà lưu niệm của ông đã góp phần bồi dưỡng cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, tình yêu quê hương đất nước và tinh thần học tập, làm theo tấm gương của Người”.

Không chỉ sưu tầm ảnh, ông Cao còn là tác giả của bản sử ca dài 1.456 câu thơ lục bát về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù đã sáng tác hơn 10 năm nay, nhưng từng câu, từng chữ vẫn được ông ghi nhớ: “Thanh cao lý tưởng Bác Hồ, Suốt đời lo lắng cơ đồ Việt Nam. Lời nói cũng như việc làm, Con người phúc hậu dân càng mến thương. Tài năng đức độ phi thường, Giúp dân cứu nước chặng đường chông gai”… 

 Được xem những hình ảnh về Bác và được nghe ông Cao thuyết minh kỹ càng, dễ hiểu, em càng thấm thía hơn những công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho dân tộc. Nhà lưu niệm của ông đã góp phần bồi dưỡng cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, tình yêu quê hương đất nước và tinh thần học tập, làm theo tấm gương của Người

(Em NGUYỄN ĐỨC ANH, học sinh Trường THCS Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội)

 DUY NAM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top