Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Ninh Thuận đối mặt hồ cạn, ruộng khô, đồng “cháy”...

Thứ Sáu 13/03/2020 | 10:24 GMT+7

VHO- Hạn hán đã đến sớm khiến tỉnh Ninh Thuận đang đối mặt với tình trạng hồ cạn, ruộng khô, đồng “cháy”... Để cứu cây trồng, đàn gia súc, người dân nơi đây phải vất vả tìm đủ mọi cách để kiếm nước sinh hoạt và chống hạn.

 Gia súc, vật nuôi khát giữa những cánh đồng cỏ cháy

Tại lòng hồ Ông Kinh (huyện Ninh Hải) nước đã khô cạn, lòng hồ nứt nẻ. Gia súc phải gặm cỏ cháy, trong khi đó người dân phải tìm đủ mọi cách để duy trì sản xuất cũng như nước uống cho đàn gia súc. Ông Nguyễn Trung (thôn Mỹ Phong 1, xã Nhơn Hải) cho biết: “Từ sau Tết đến nay người dân điêu đứng vì nắng hạn, nước sản xuất ngày càng thiếu hụt. Để có nước sản xuất gia đình tôi phải bỏ ra 40 triệu đồng để khoan giếng, đồng thời đầu tư thêm ống nước khoảng 2 km để kéo từ giếng khoan về đến rẫy, lúc đó mới có nước dùng”.

Theo ông Trung, mỗi tháng phải chi thêm khoảng 2 triệu đồng tiền điện cho 2 máy bơm tại khu vực giếng khoan và khu vực rẫy sản xuất nên rất khó khăn. Còn ông Lâm Học Mười, thôn Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải chia sẻ: “Từ trước Tết lòng hồ Ông Kinh đã cạn, giếng khoan của tôi cũng hết nước. Để cứu 8 sào hành, tôi phải đi xin nước giếng khoan của 3, 4 hộ dân quanh khu vực này. Vất vả lắm!”. Cũng theo ông Mười, sau khi hành thu hoạch, ông phải đầu tư 70 triệu đồng khoan giếng hơn 100 mét mới có nước để sử dụng. Mấy năm trước thì khoan tầm 40 đến 50 mét là đã có đủ nước sản xuất. Nhưng năm nay hạn quá nên bà con nông dân phải khoan sâu hơn, có nhà khoan hơn 100 mét mà nước vẫn rất ít.

 Người dân tích cực tìm kiếm nước

Gia đình ông Phạm Ngọc Hùng, thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải cho biết, từ đầu tháng 2 đến nay, gia đình đã khoan 2 giếng trên nền giếng cũ với độ sâu gần 150 mét, chi phí hơn 100 triệu đồng nhưng một cái có nước rất ít và một cái đang tiếp tục khoan tìm nước mong cứu 5 sào nho và đàn bò đang khát. Ông Hùng buồn bã: “Giếng thứ nhất, năm ngoái tôi khoan chỉ có 40 mét là sử dụng nước thoải mái. Năm nay, trên nền giếng cũ tôi khoan tiếp xuống gần 150 mét mà nước rất ít. Giếng thứ 2 để phục vụ tưới nho, hiện cũng khô nước rồi. Để có nước tưới tôi cũng đang tiếp tục khoan sâu xuống hơn 100 mét nữa để tìm nước. Giếng đầu tiên khoan hết khoảng 50 triệu, giờ hết tiền tôi phải khoanh nợ khi nào bán nho mới có tiền trả cho người ta. Ngoài ra, tháng 2 vừa rồi tôi cũng phải chi thêm 4 triệu trả tiền điện cho 2 cái máy bơm hút nước từ giếng khoan lên”, ông Hùng than thở.

 Hạn hán khiến hồ chứa nước khô cạn đáy

Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Gia Huy, Công ty Cơ khí Quang Trung (Đồng Nai) cho hay: “Tôi đã đi khoản giếng nhiều tỉnh, thành khác nhau, nhưng chưa thấy nơi nào nắng hạn lại gay gắt và khoan giếng khó có nước như Ninh Thuận. Tôi đến đây đã 3 tuần và khoan được 10 giếng. Mỗi giếng tôi khoan có chỗ 100 mét, có chỗ phải hơn 150 mét mới có nước. Trong tổng số các giếng tôi khoan thì có đến 3 cái có nước rất ít, các giếng còn lại là vừa và đủ. Giờ thời điểm nắng nóng, khô hạn thế này bà con cũng đang gặp khó khăn, ai khoan chưa có tiền gửi thì tôi cũng cho nợ”. Theo UBND xã Nhơn Hải, hiện nay nước ở các ao, hồ trên địa bàn xã đã khô cạn. Tính đến thời điểm hiện nay, người dân chỉ sản xuất cầm chừng và nguy cơ thiếu hụt nước tưới rất cao.

Còn theo Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, tổng dung tích của 21 hồ chứa nước toàn tỉnh có 194,94 triệu m3 nhưng đến nay chỉ còn 55,07 triệu m3, chiếm 28,3% tổng dung tích. Trong 21 hồ chứa nước, hiện hầu hết các hồ đều ở mực nước chết, chỉ có hồ Sông Sắt (huyện Bác Ái), có dung tích 69,33 triệu m3 là còn chứa nhiều nước với 34,88 triệu m3 và hồ Trà Co có dung tích 10,10 triệu m3, hiện còn khoảng 4,15 triệu m3. Còn theo báo cáo của Sở NN&PTNT Ninh Thuận, trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh có 7.873 ha phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới, trong đó có 4.556 ha cây lúa, 3.317 ha cây màu. 

 XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top