Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”

Thứ Tư 04/03/2020 | 10:31 GMT+7

VHO- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng và đề cao việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Người đã có các bài viết về “Tinh thần trách nhiệm”, “Nâng cao đo đức cách mng, quét sch chủ nghĩa cá nhân”, “Tư cách người cách mệnh”, “Đo đức cách mng”

 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bảo tàng Lịch sử, ngày 13.2.1961 Ảnh: TƯ LIỆU

 Đó là những tài liệu học tập quý báu cho cán bộ đảng viên để thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, nâng mình lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm

Người viết: “Hiện nay, phong trào tự phê bình và phê bình đang mở rộng ở nhiều nơi. Đó là một bước tiến đáng mừng. Nhưng trong những cuộc kiểm thảo, có một thiếu sót chung và quan trọng là chưa nêu thật rõ tinh thần trách nhiệm”.

Người còn nói rõ: Tinh thần trách nhiệm là bất cứ một việc gì khi được giao cũng phải cố gắng làm hết sức mình với trách nhiệm cao nhất cho dù khó khăn gian khổ, dù bé hay lớn. Và Người còn lưu ý rằng, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì phải có: “… kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực, để giải thích, tuyên truyền, cổ động quần chúng, làm cho mọi người hiểu thấu và ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ nhưlà của họ, rồi thi đua thực hiện đầy đủ chính sách ấy. Nhưthế là làm trọn nhiệm vụ... Cán bộ chẳng những phải chịu khó giải thích, tuyên truyền, cổ động mà còn phải bàn bạc với quần chúng, hỏi ý kiến, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình... thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với nhân dân”.

Đồng thời, Bác còn chỉ cho chúng ta thấy rõ thế nào là thiếu tinh thần trách nhiệm, đó là “Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy,… là không có tinh thần trách nhiệm... Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm”. Các thứ bệnh làm cho người cán bộ thiếu trách nhiệm trong công việc, đó là: “Bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tưtự lợi là trái với tinh thần trách nhiệm. Tách rời chính sách ra một đường, nhiệm vụ ra một đường là sai lầm. Tinh thần trách nhiệm là gắn liền chính sách và đường lối để làm trọn nhiệm vụ”.

Chống chủ nghĩa cá nhân

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng” . Người chỉ ra chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Người cũng chỉ cho chúng ta nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự suy thoái biến chất, làm giảm sức chiến đấu trong Đảng chính là chủ nghĩa cá nhân: “Do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”.

Người đưa ra kết luận: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí… Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”…

Nói đi đôi với làm

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới. Nói đi đôi với làm không đơn thuần là phương châm và cách thức tu dưỡng đạo đức mà còn là cơ sở để phân biệt giữa đạo đức cách mạng với những thứ đạo đức khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước… Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên”.

Người nói, “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo -là vì mục đích đó”. Cho đến khi qua đời, Người còn viết trong Di chúc “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Cả cuộc đời Người đã là minh chứng cảm động cho sự nhất quán giữa nói và làm đạo đức. Nhờ kiên trì thực hành đạo đức, Người đã để lại cho dân tộc ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức của một vị lãnh tụ thực sự của nhân dân. 

 NGUYỄN VĂN CÔNG - Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top