Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tuần Áo dài-Di sản văn hóa Việt Nam 2 - 8.3: Khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm gìn giữ di sản

Thứ Tư 04/03/2020 | 10:22 GMT+7

VHO- Lần đầu tiên, Trung ương Hội Liên hiệp PNVN phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức Tuần Áo dài-Di sản văn hóa Việt Nam diễn ra từ 2-8.3 trên phạm vi toàn quốc nhằm khẳng định và tôn vinh vị thế, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội.

Cán b, chiến sĩ lc lượng vũ trang hưởng ng Tun l Áo dài

Đặc biệt, qua đây góp phần khẳng định chủ quyền áo dài Việt Nam là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, là sản phẩm của người Việt. Trong tuần lễ Áo dài này, phụ nữ cả nước cùng mặc áo dài trên mọi lĩnh vực hoạt động kể cả đi làm bình thường tại công sở, cơ quan.

Trao đổi với Văn Hóa về sự kiện quan trọng này, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp PNVN, bà Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ VHTTDL để cùng tổ chức sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”. Mở đầu cho chuỗi hoạt động là vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, Hội LHPN Việt Nam cùng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động sự tham gia hưởng ứng của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để áo dài có vị thế xứng đáng trong đời sống xã hội. Tất cả hội viên, phụ nữ, cán bộ công chức viên chức, nữ thanh niên, sinh viên cả nước sẽ mặc áo dài trong “Tuần lễ Áo dài”. Ngày 6.3 là ngày cao điểm, tập trung phụ nữ cả nước mặc áo dài nhiều nhất. “Chúng tôi cũng vận động phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài và phụ nữ nước ngoài ở Việt Nam mặc áo dài Việt Nam trong cùng một thời điểm này”, bà Hương nói.

Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Trung ương Hội cũng đã hạn chế một số hoạt động tập trung đông người, tuy nhiên nhiều tỉnh, thành phố và các cấp Hội vẫn có nhiều hình thức tôn vinh áo dài sinh động, phong phú như tổ chức thi ảnh đẹp Áo dài, thi ảnh Áo dài với di sản quê hương, vận động ủng hộ áo dài cho hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề truyền cảm hứng về áo dài… Một nhóm trên Facebook với tên gọi “Tự hào Áo dài Việt Nam” đã được thiết lập từ giữa tháng 2. 2020. Sau 3 tuần, đến ngày 3.3 nhóm đã có gần 4.000 thành viên với hơn 1.000 bài.

 Phụ nữ cả nước hưởng ứng Tuần lễ Áo dài vào cả ngày đi làm bình thường

Nghệ nhân áo dài Lan Hương, một trong những nhà thiết kế đi đầu khởi xướng Ngày Áo dài Việt Nam cho biết, ý tưởng này đã được các nhà thiết kế đề xuất với mục đích tôn vinh và bảo tồn những giá trị áo dài Việt Nam, là quốc phục Việt Nam và là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới đã được ấp ủ nhiều năm qua. “Đó là lý do mà trên facebook cá nhân của tôi cũng như nhiều nhà thiết kế áo dài, người mẫu đã đăng những bức ảnh áo dài và những bài viết ủng hộ cổ vũ cho chị em phụ nữ cùng hưởng ứng hoạt động này. Đây là một chiến dịch rất lớn thông qua Trung ương Hội LHPN Việt Nam để phát động tới từng cấp hội phụ nữ, từng hội viên và người thân, bạn bè trong gia đình”, nghệ nhân Lan Hương chia sẻ.

Hiện nay, nghệ nhân áo dài Lan Hương đang có một cặp áo dài trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để khách tham quan có thể biểu hiện tình yêu với áo dài bằng chữ ký của mình. “Chúng tôi muốn tất cả người dân Việt Nam, không chỉ chị em phụ nữ mà mọi lứa tuổi, giới tính sẽ coi áo dài là một biểu tượng trân quý thiêng liêng của văn hoá Việt Nam. Áo dài sẽ là tinh thần, là tinh hoa của một thể loại trang phục thể hiện tất cả những vẻ đẹp, cốt cách ứng với từng vùng miền, sẽ đi sâu rộng trong đời sống của người Việt Nam”, nghệ nhân Lan Hương nhấn mạnh.

Để hưởng ứng chương trình “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”, Trung ương Hội cho biết, Hội LHPN các tỉnh, thành phố cũng có nhiều hoạt động. Ví như Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn tổ chức cuộc thi bình chọn “Ảnh đẹp áo dài” trên facebook Phụ nữ Bắc Kạn. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào ngày 8.3. Hội LHPN tỉnh Quảng Bình đã phát động cán bộ, hội viên, phụnữ, nữcông chức, viên chức và người lao động hưởng ứng mặc trang phục áo dài. Cụ thể, đối với cán bộchuyên trách Hội LHPN tỉnh, huyện, cơ sở, quy định mặc áo dài vào ngày thứ2 hằng tuần và trong các hội nghị, sựkiện, các ngày lễ, sựkiện trọng đại của đất nước, của Hội, của địa phương, đơn vị.

Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa khuyến khích cán bộ, hội viên, phụ nữ mặc trang phục áo dài trong các hội nghị, sự kiện của quê hương, đất nước, của tỉnh, của Hội, địa phương và trong các sự kiện của gia đình, cộng đồng nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện 100% cán bộ nữ mặc trang phục áo dài đi làm vào ngày thứ 2 hằng tuần. Các nữ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện mặc áo dài từ ngày 2.3 đến 8.3. Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh cũng đang khuyến khích kết hợp đưa các thiết kế thổ cẩm của người dân tộc Ê Đê vào áo dài nhằm tạo điểm nhấn cho tà áo dài thổ cẩm truyền thống của dân tộc Ê Đê trên địa bàn... 

 THÚY HIỀN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top