Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Ngáo đá”, nhận biết và phòng tránh

Thứ Tư 26/02/2020 | 10:53 GMT+7

VHO-  Thời gian qua, trên các mạng thông tin đại chúng đều nhắc đến những vụ gây rối trật tự, thậm chí là chiếm đoạt mạng người trong những lúc không kiểm soát được hành vi của bản thân do ma túy đá gây ra - thường được gọi là “ngáo đá”. Ai cũng phẫn nộ và lên án những hành vi đó, nhưng rất hiếm người hiểu rõ được những biểu hiện của người “ngáo đá” và cách phòng tránh như thế nào.

Đối tượng “ngáo đá” leo lên cột điện

Người sử dụng ma túy đá bị “ngáo đá” thường không kiểm soát được hành vi của mình, vẻ mặt luôn trong tình trạng thất thần, không tỉnh táo, tùy theo tâm trạng cũng như thần kinh khác nhau mà có người tưởng tưởng mình là chim leo trèo hết cây này sang cây khác, leo các cột điện cao thế… người nghĩ mình là cá thì bắt gặp dù là vũng nước hay cống rãnh cũng nằm xuống và bơi trong tình trạng vô thức… Đặc biệt, có những trường hợp sau khi sử dụng ma túy đá nhớ lại những xích mích dù rất nhỏ trong sinh hoạt từ trước đây với ai cũng tìm cách trả thù, hoặc có những ảo giác cho rằng người xung quanh đang tìm cách hãm hại mình như báo công an để bắt hay đe dọa tính mạng của mình.

Để thuận lợi cho người dân cách nhận biết bằng trực quan và phòng tránh các đối tượng “ngáo đá”, thượng úy Nguyễn Hoàng Tr - phòng Cảnh sát đấu tranh tội phạm về ma túy Công an Hà Nội có những chia sẻ: Đối với người “ngáo đá”, biểu hiện nhận thấy rõ ràng và đầu tiên nhất chính là đôi mắt, mắt các con nghiện thường xuyên đảo qua đảo lại và đồng tử nở rộng. Hiện tượng trên là do methamphetamine (thành phần chính của ma túy đá) khiến con người luôn trong trạng thái phê và thèm muốn quan hệ tình dục. Do đó não bộ phản ứng khiến đồng tử giãn ra và mắt đảo liên tục. Bên cạnh đó những người sử dụng ma túy đá cũng có biểu hiện không thèm ăn, mất ngủ trắng đêm thậm chí từ đêm này sang đêm khác làm suy nhược thần kinh dẫn đến bộ mặt bơ phờ, mất tập trung, dễ cáu bẳn, kích động, có những hành vi bất thường mất kiểm soát như la hét, đập phá, hung hăng… Từ những nhận biết cơ bản đó khi gặp đối tượng “ngáo đá” chúng ta cần tránh xa, tuyệt đối không được đứng xem hay tụ tập bàn luận. Trong trường hợp bất ngờ bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, không thể chạy thoát, chống trả cần bình tĩnh, không la hét, gào khóc khiến cho đối tượng càng bị kích động, dễ gây nên những hành vi nguy hiểm đến bản thân mình. Với những trường hợp chứng kiến sự việc đối tượng “ngáo đá” đang khống chế người khác, việc đầu tiên cần làm là báo với lực lượng công an gần nhất, đồng thời bình tĩnh thuyết phục, không có những hành vi manh động, lựa chọn thời điểm an toàn tuyệt đối thì tìm cách giải thoát cho nạn nhân...

HOÀNG LƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top