Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bình Định chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm

Thứ Sáu 21/02/2020 | 15:20 GMT+7

VHO - Thời gian qua, các ngành chức năng Bình Định đang nỗ lực phòng, chống dịch bệnh cúm A/H5N1 bùng phát trên đàn gia cầm và nguy cơ lây lan sang người cũng như không để xảy ra hiện tượng dịch chồng dịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Chủ động tiêm vắc xin, ngăn ngừa dịch bệnh cúm A/H5N1 xảy ra trên đàn gia cầm

Những ngày qua, tại huyện Phù Cát, công tác chủ động ứng phó với dịch bệnh cúm A/H5N1 được đẩy mạnh. Theo báo cáo của UBND huyện, từ ngày 1.1.2020, các xã trên địa bàn đồng loạt ra quân tiêm vắc xin phòng chống dịch cho hơn 100 ngàn con gia cầm và sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này đến tháng 6.2020. Trong tháng 3.2020, huyện sẽ phấn đấu hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc. Song, một trong những khó khăn lớn nhất của huyện là một số hộ chăn nuôi còn né tránh, không chấp hành tiêm phòng dẫn đến tiến độ tiêm phòng còn chậm và kéo dài.

Tại thị xã An Nhơn, chính quyền nơi đây đang nỗ lực tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh cho 1 triệu con gia cầm và 113.000 con gia súc. Không chỉ các cấp, ngành chức năng đang chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm  A/H5N1 trên đàn gia cầm mà ngay cả hộ chăn nuôi cũng nhận thức nếu để xảy ra và bùng phát dịch bệnh ngay tại khu vực chăn nuôi sẽ gây tổn thất lớn đến kinh tế của mỗi gia đình. Ông Võ Văn Thoại, thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn cho biết: Mỗi năm, gia đình chăn nuôi với quy mô 10.000 con vịt. Để đảm bảo sức khỏe trên đàn vịt, chúng tôi luôn chủ động tiêm phòng vắc xin. Những con vịt đưa về trang trại sẽ được chúng tôi tiến hành tiêm vắc xin viêm gan, H5N1, vắc xin  E. coli tựu trùng…

Còn anh Đặng Minh Vũ, xã Vĩnh Hảo, huyện miền núi Vĩnh Thạnh chia sẻ, trang trại gia đình anh có khoảng 1.000 con gà, trong đó gà mái đẻ 400 con. Ngoài việc tiêm phòng vắc xin trên đàn gà thì việc áp dụng các phương pháp công nghệ vi sinh trong chăn nuôi rất cần thiết. Bởi việc xử lý chất thải trong chuồng, giúp hạn chế dịch bệnh, từ đó giảm tỷ lệ gà chết, giảm chi phí, rút ngắn thời gian nuôi.

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, nguy cơ dịch bệnh lây lan rất cao và diễn biến rất phức tạp, nhất là những loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng và dịch tả lợn châu Phi. Thời gian qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 3.364 hộ chăn nuôi, với tổng số heo phải tiêu hủy là trên 29.000 con, chiếm 3,9 % so với tổng đàn heo. Từ cuối tháng 1.2020 đến nay, bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, heo cũng đã xảy ra tại huyện Hoài Nhơn và thị xã An Nhơn; số lượng trâu bò mắc bệnh đến nay là 410 con. Để phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm A/H5N1, các ngành chức năng cũng đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp chống dịch như tổ chức tiêm phòng khép kín cho toàn bộ đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh; quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nuôi mới, tái đàn...

Nhờ sử dụng thức ăn men ủ chua tự làm, nên gia cầm sẽ tăng sức đề kháng, phòng chống dịch A/H5N1

Trong cuộc họp bàn biện pháp phòng chống nguy cơ hạn hán cho cây trồng, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và phòng chống các loại dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu nhận định, nguy cơ tái phát và lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm thời gian tới là rất cao. Vì thế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh cùng các sở, ngành chức năng và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cần quyết liệt, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác phun thuốc khử độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi, kết hợp tiêm vắc xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng… Trong đó có dịch cúm gia cầm; hướng dẫn người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.

Ông Trần Châu còn yêu cầu, các địa phương phải đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung, riêng huyện Tuy Phước và Vân Canh yêu cầu phải xóa bỏ cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ trong khu dân cư; vận động người dân đưa gia súc đến cơ sở giết mổ động vật tập trung, nhất là TP. Quy Nhơn; đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động các Trạm kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh, không để dịch bệnh A/H5N1 xảy ra trên đàn gia cầm, cũng như tình trạng dịch chồng dịch khi mà tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top